NASA sắp phóng robot thám hiểm sao Hỏa mới: Tìm sự sống ngoài hành tinh

Mars 2020 sẽ tiếp bước đàn anh Curiosity để thám hiểm sao Hỏa, qua đó dọn đường cho con người cập bến hành tinh Đỏ trong tương lai.

Hiện nay, robot tự hành Curiosity trên sao Hỏa vẫn đang làm rất tốt nhiệm vụ của mình. Chính robot này đã đem lại nhiều phát hiện quan trọng, như xác định thành phần bề mặt sao Hỏa có gì, qua đó nhận biết những địa điểm có khả năng nuôi dưỡng sự sống trên hành tinh Đỏ.


Curiosity - Robot tự hành hiện tại nhất của NASA cho đến thời điểm hiện tại.

Tuy vậy, trong năm 2015 nhân loại bỗng dưng phát hiện ra rằng sao Hỏa có nước dạng lỏng, tức là khả năng có tồn tại sự sống tại đây là cực cao. Có điều, Curiosity lại không được phép tiếp cận nguồn nước này, do lo ngại robot có thể huỷ hoại cả nguồn nước.

Vậy là NASA quyết định xây dựng một robot tự hành mới dành cho sao Hỏa, với cái tên Mars Rover 2020 dự tính sẽ hạ cánh lên hành tinh Đỏ vào tháng 2/2021. Nhiệm vụ của "siêu Curiosity" sẽ là kiểm tra, thu thập các mẫu đất đá nhằm chứng minh có sự tồn tại của vi sinh vật trên sao Hỏa, đồng thời dọn đường cho loài người "cập bến" sau đó khoảng 10 - 20 năm nữa.


Mẫu thiết kế của Mars 2020.

Theo Geoffrey Yoder, phó quản lý Dự án chiến dịch khoa học của NASA tại Washington: "Mars 2020 là bước đầu tiên cho một chuỗi các nhiệm vụ thu thập mẫu đất, đá trên sao Hỏa và đưa chúng về Trái đất an toàn".

"Nó đánh dấu một cột mốc quan trọng trong hành trình chinh phục sao Hỏa của NASA - xác định được sự sống có thể tồn tại trên hành tinh hay không, đồng thời biến mục tiêu đưa con người lên hành tinh Đỏ thành hiện thực" - Yoder chia sẻ thêm.

Robot mới của NASA sẽ được trang bị các thiết bị tối tân nhất, nhằm khai phá sao Hỏa với mức độ kỹ càng nhất từ trước đến nay. Ví dụ như lượng oxy có thể sử dụng trên hành tinh sẽ được khảo sát rất kỹ, để phục vụ cho chuyến đi của loài người.


Robot cũng được lắp 2 thiết bị tối tân để thu thập thành phần bề mặt hành tinh.

Robot cũng được lắp 2 thiết bị tối tân để thu thập thành phần bề mặt hành tinh, sau đó chuyển về Trái đất. Phòng thí nghiệm của NASA từ đó có thể phân tích, tìm ra bằng chứng về sự sống trong quá khứ của sao Hỏa.

Ngoài ra, hệ thống hình ảnh định vị mới nhất sẽ cho phép nó xác định khu vực nào phù hợp để hạ cánh, khu vực nào không an toàn, sau đó ghép với bản đồ và chuyển về cho loài người.

Chưa hết! Mars 2020 còn gắn một micro, và có thể nói chúng ta sẽ trực tiếp nghe được những gì xảy ra trên sao Hỏa bằng hệ thống truyền tin từ vệ tinh. Matt Wallace - phó quản lý dự án Mars 2020 cho biết: "Đây sẽ là cơ hội rất lớn để lắng nghe âm thanh từ Hỏa tinh, và nó sẽ đem lại nhiều thông tin rất hữu dụng".


Mars 2020 cùng sử dụng hệ thống hạ cánh giống Curiosity.

Và nổi bật nhất là Meda - hệ thống cảm biến nhằm đánh giá nhiệt độ, tốc độ gió, áp suất, độ ẩm... tất tật mọi thứ trong bầu khí quyển của sao Hỏa.

Theo James Reuther, phó quản lý chương trình Nhiệm vụ công nghệ không gian của NASA: "Chúng tôi sẽ xét khả năng thu thập khí quyển của sao Hỏa, chuyển lượng CO2 khổng lồ tại đây thành oxy nguyên chất. Nếu thành công, nó sẽ dọn đường cho con người chinh phục hành tinh này dễ dàng hơn trong tương lai".

Tối tân là thế, nên chi phí dự tính dành cho Mars 2020 rơi vào khoảng... 1,5 tỉ USD - tương đương hơn 35 ngàn tỉ VND. Tuy nhiên, con số này thực tế thấp hơn người tiền nhiệm Curiosity tận 1 tỉ USD. Đó là do thiết kế mới của Mars 2020 đã cho phép chi phí giảm đi rất nhiều.

Cập nhật: 19/07/2016 Theo Trí Thức Trẻ
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video