Nguy cơ lây lan vi khuẩn từ Trái Đất đến sao Hỏa

Để nghiên cứu mẫu nước trên sao Hỏa, giới nhà khoa học sẽ phải đầu tư nhiều tiền nhằm đảm bảo thiết bị sạch, tránh lan truyền vi khuẩn Trái Đất sang hành tinh đỏ.

Khả năng lây lan vi khuẩn Trái đất lên sao Hỏa là rất lớn

Theo Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA), những đường rãnh sẫm màu xuất hiện trên sao Hỏa vào mùa xuân và mùa hè là kết quả do nước lỏng chảy qua bề mặt. Đây là phát hiện quan trọng mở ra hy vọng tìm thấy sự sống ở hành tinh đỏ.

Trên Trái Đất, nơi nào có nước, ở đó có sự sống. Khi tìm kiếm dấu hiệu sự sống ở các hành tinh khác, phương châm của NASA là "lần theo nguồn nước". Sau khi công bố phát hiện về nước lỏng trên sao Hỏa, các nhà nghiên cứu đang lên kế hoạch thám hiểm những đường rãnh sẫm màu. Trong hội thảo tổ chức ở Washington, Mỹ, John Grunsfeld, một thành viên Cục Khoa học của NASA, bày tỏ hy vọng có thể đưa các nhà sinh học vũ trụ đến khu vực này để nghiên cứu.


Những đường rãnh sẫm màu có thể do nước lỏng chảy trên bề mặt sao Hỏa tạo ra. (Ảnh: NASA).

Tuy nhiên, theo học giả Lee Billings, việc tìm kiếm sự sống trên sao Hỏa không đơn giản. Hiệp ước Thượng tầng Không gian mà Mỹ tham gia ký kết vào năm 1967 có quy định cấm hành vi "lây lan có hại" vi khuẩn từ Trái Đất sang các hành tinh khác.

Theo Popular Science, tàu vũ trụ Trái Đất phải trải qua quá trình vệ sinh nghiêm ngặt để loại bỏ vi khuẩn trước khi bay vào vũ trụ. Các bước làm sạch bao gồm sấy khô, xử lý hóa chất, chiếu bức xạ cực tím và làm vi khuẩn chết đói. Một số loại vi khuẩn vẫn tồn tại bất chấp những nỗ lực diệt khuẩn của NASA. Ví dụ, tàu thăm dò Curiosity vẫn mang theo tới 65 loại vi khuẩn khi phóng vào vũ trụ.

Do nguy cơ này, Hội đồng Nghiên cứu Vũ trụ (COSPAR) đã quy định những "vùng đặc biệt" trên sao Hỏa, nơi có điều kiện phù hợp để hệ sinh vật phát triển. Tàu thăm dò và các phi hành gia cần tránh những khu vực này nếu chưa được khử trùng tuyệt đối. Nếu vi phạm quy định, họ có thể truyền vi khuẩn Trái Đất sang sao Hỏa, và làm nhiễu loạn các thiết bị dùng để phát hiện sự sống.


Bản thiết kế tàu thăm dò Mars 2020 dùng để phát hiện sự sống trên sao Hỏa. (Ảnh: NASA).

Tàu thăm dò Mars 2020, con tàu tiếp theo có thể tham gia tìm kiếm sự sống ở nơi ẩm ướt trên sao Hỏa, không được phép đến gần "vùng đặc biệt". Những vùng đất chứa nước là thiên đường cho sự phát triển của vi khuẩn, trong khi thiết bị pin nhiệt trên tàu thăm dò có thể cung cấp đủ nhiệt để vi khuẩn Trái Đất sinh sôi.

Tàu vũ trụ tương lai có thể được thiết kế nhằm khắc phục hạn chế trên, nhưng để tiến vào "vùng đặc biệt", việc chế tạo cần thời gian vài năm và tiêu tốn hàng triệu USD. Điều này sẽ tạo thêm gánh nặng cho ngân sách đang bị thắt chặt của NASA.

Theo VnExpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video