NASA sẽ phóng tàu thăm dò lên Mặt trời vào năm 2018

Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) vừa lên kế hoạch phóng một thiết bị thăm dò Mặt trời có kích thước chỉ bằng một chiếc ô tô lên tầng khí quyển của Mặt trời vào năm 2018.

Việc phóng một tàu thăm dò lên tầng khí quyển có nhiệt độ lên đến 1400 độ C của Mặt trời được coi là một nỗ lực mới của NASA trong việc tìm hiểu những bí ẩn của ngôi sao này. Thiết bị thăm dò này cũng sẽ là thiết bị đầu tiên của loài người thâm nhập tầng khí quyển dày 650 km nóng rực trên bề mặt của Mặt trời.


NASA sẽ phóng tàu thăm dò lên Mặt trời . (Ảnh: Dailymail).

Hiện tại, NASA đã lựa chọn 5 hạng mục nghiên cứu khoa học mà họ hy vọng có thể tiến hành các thực nghiệm của nghiên cứu cùng với việc các thiết bị thăm dò ngày càng tiến gần Mặt trời hơn. Ngoài ra, những hình ảnh được truyền về từ các thiết bị thăm dò này cũng sẽ giúp các nhà khoa học có thể nhìn tận mắt Mặt trời ở cự ly rất gần.

Một quan chức của NASA cho biết: “Nhiệm vụ chủ yếu của kế hoạch lần này là nhằm giải quyết hai nghi vấn lớn liên quan đến Mặt trời. Thứ nhất là vì sao nhiệt độ của tầng khí quyển trên bề mặt Mặt trời lại cao hơn hẳn nhiệt độ bề mặt có thể nhìn thấy của nó. Thứ hai là, điều gì khiến gió Mặt trời ảnh hưởng đến Trái đất và Thái dương hệ?”.

Tuy nhiên, vấn đề hiện tại là việc tàu thăm dò tiến quá gần Mặt trời buộc các nhà khoa học của cơ quan này phải tính đến việc sản xuất các tấm cách nhiệt có thể chịu được nhiệt độ lên tới 1400 độ C và bức xạ cực mạnh trong chuyến hành trình đầy tham vọng này.

Theo THX, Vietnamnet, Dailymail
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video