NASA: Sứ mệnh mới của tàu thăm dò Deep Impact và Stardust

Sau khi hoàn thành sứ mệnh, hai tàu thăm dò không gian Deep Impact và Stardust của Cơ quan NASA sẽ được giao nhiệm vụ mới. Với việc sử dụng lại hai tàu thăm dò đang ở trên không gian này, NASA khẳng định tiết kiệm 15% ngân sách.

Deep Impact được biết đến khi bắn một viên đạn vào sao Chổi Tempel 1 vào ngày 4/7/2005 nhằm tìm hiểu thành phần trong nhân sao Chổi. Tàu mẹ Flyby của Deep Impact với kích thước bằng một chiếc ô tô con sẽ thực hiện hai sứ mệnh mới mang tên DIXI và EPOCh.

Sứ mệnh DIXI là bay vòng quanh sao Chổi Boethin chưa từng được nghiên cứu ở khoảng cách gần. Đây là một sao chổi “thời kỳ ngắn” thường xuyên bay qua các vùng tâm của hệ Mặt Trời, bên kia quỹ đạo sao Mộc. Chuyến bay được dự kiến vào ngày 5/12/2008.

Sứ mệnh EPOCh là quan sát nhiều hành tinh ngoài hệ Mặt Trời nhằm tìm hiểu đặc tính của các hành tinh này. Sứ mệnh quan sát sẽ bắt đầu trong năm nay, trên đường hướng đến sao Chổi Boethin.


Tàu thăm dò không gian Deep Impact (Ảnh: Techshout)

Còn tàu thăm dò Stardust vào tháng 1/2006 đã thả vào khí quyển một bình kim loại chứa những hạt bụi được thu thập từ đuôi sao Chổi Wild.

Tàu được giao nhiệm vụ khảo sát sao Chổi Tempel 1 trong khuôn khổ sứ mệnh Nex T nhằm quan sát ở khoảng cách gần hơn những thay đổi trong nhân sao chổi sau khi đi qua gần Mặt Trời và lập bản đồ trọn vẹn của nhân sao Chổi này. Chuyến bay được dự kiến vào ngày 14/2/2011. Đây là lần đầu tiên một sao chổi được viếng thăm hai lần.

V.S

Theo Sciences & Avenir, Đài TH Tp. Hồ Chí Minh
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video