NASA: Trái đất không được phòng bị hiểm họa thiên thạch va đập

Khả năng Trái đất chúng ta bị các hành tinh va vào là cực kì hiếm, nhưng thật ra nó chỉ là vấn đề thời gian trước khi thảm họa này trở thành sự thật.

Các chuyên gia cảnh báo rằng, con người không hề có sự phòng bị nào cho viễn tưởng thiên thạch lao vào Trái đất. Và khi nó xảy ra, chúng ta hầu như không thể làm được điều gì để đối phó.

Một nhà khoa học của NASA cho biết, hy vọng lớn nhất của con người chỉ dựa vào một tên lửa chắn được dự trữ trong kho, để làm chệch hướng thiên thạch khi nó có ý định va vào hành tinh của chúng ta.

Trong một cuộc họp đầu tuần này, Tiến sĩ Joseph Nuth của NASA cho biết: "Vấn đề lớn nhất của nhân loại là khi Trái đất gặp nạn chúng ta chẳng làm được gì nhiều hết. Những thiên thạch, sao chổi là các sự kiện gây ra sự tuyệt chủng ở mức độ cao. Chúng đã từng gây ra cái chết cho toàn bộ loài khủng long. Dĩ nhiên bạn có thể nói, những cuộc "thanh trừng" với quy mô lớn ấy của vũ trụ thỉnh thoảng mới xảy ra, nhưng có những tình huống ngẫu nhiên mà ta không lường trước được".

Trong quá khứ, một sao chổi đã tiến rất gần vào Trái đất. Năm 1996, thật may mắn nó đã "đáp" vào sao Mộc thay vì chọn Trái đất là điểm đến, mặc dù khoảng cách của sự va chạm vô cùng nhỏ.

Theo Tiến sĩ Nuth, thông thường các sao chổi chỉ được phát hiện khi đã quá trễ, không có đủ thời gian cho chúng ta để kịp làm chệch hướng.

Tiến sĩ Nuth nói: "Nếu bạn nhìn vào lịch trình để phóng một con tàu vũ trụ có chất lượng cao và đáng tin cậy lên trời để bảo vệ Trái đất, bạn sẽ thấy phải tốn đến 5 năm mới có thể làm được việc đó. Trong khi chúng ta chỉ có tổng cộng 22 tháng, sau khi lời cảnh báo về hiểm họa được đưa ra".


Hiểm họa đến từ các thiên thạch rất khó lường. (Ảnh: Getty Images).

Tiến sĩ Nuth khuyên NASA nên xây dựng một tên lửa chặn, dọc bên đài quan sát của con tàu vũ trụ. Việc này sẽ làm giảm một nửa thời gian cho việc chuẩn bị phóng tàu vũ trụ, tức là chỉ tốn 2,5 năm so với 5 năm như trước. Và nếu một tên lửa được thiết kế để có thể phóng lên trong vòng một năm, nó có thể giảm nhẹ khả năng va đập của những hành tinh nhỏ, đến từ những nơi khó quan sát như là mặt trời.

Đây không phải lần đầu tiên các chuyên gia cảnh báo về sự lơ là của Trái đất trong hiểm họa bị va đập bởi các thiên thạch. Vào tháng 9/2012, Giám đốc của Văn phòng chính sách khoa học và công nghệ, John Holdren cho biết: "Nếu có sự va đập, Trái đất sẽ bị thiệt hại rất nhiều".

Ông chỉ ra hai sự kiện kinh hoàng vừa xảy ra gần đây khiến thế giới phải sửng sốt. Đó là vụ thiên thạch nổ trên bầu trời vùng Chelyabinsk ở Nga năm 2013 và vụ quả cầu lửa Tunguska năm 1908. Mặc dù các nhà khoa học đã rất nỗ lực trong việc phát hiện ra các vật thể kì lạ có nguy cơ đâm vào Trái đất, ông Holdren vẫn cho là chúng ta còn quá nhiều việc phải làm.

"Mặc dù chưa có sự chuẩn bị đầy đủ nhưng chúng ta đang trong quá trình để cố gắng dự phòng được nhiều thứ hơn. Nếu chúng ta nghĩ mình có khả năng hiện đại hóa công nghệ thì nên chuẩn bị kĩ lưỡng cho những sự kiện hiếm xảy ra. Vì một khi chúng đã xảy ra, Trái đất có thể bị phá hủy và loài người sẽ bị tiêu diệt. 65 triệu năm trước đây, mối nguy hại này đã xóa sổ loài khủng long. Và chúng ta phải thông minh hơn chúng", ông Holdren nói.


ARM đang là chương trình trọng điểm để đối phó với thiên thạch va đập vào Trái đất. (Ảnh: NASA).

Ông Holdren cũng cho biết thêm rằng, chương trình Sứ mệnh đổi hướng các hành tinh nhỏ (Asteroid Redirect Mission - ARM) của NASA có thể cung cấp sự giáo dục cần thiết để đối phó lại với những nguy hiểm này.

Chi phí của chương trình ước tính lên đến 1,1 nghìn tỉ đô la (chưa bao gồm chi phí phóng và bay lên của tên lửa vào tháng 12/2021). Trong dự án được lên kế hoạch, robot sẽ đẩy một tảng đá khổng lồ vào thiên thạch và quàng nó quanh mặt trăng. Đây sẽ trở thành địa điểm chuẩn bị cho tương lai của con người trên sao Hỏa.

Theo những tóm tắt chính về chương trình, thì NASA đã đồng ý cho ARM thực hiện bước tiếp theo của việc thiết kế và phát triển các phần của robot. ARM là hai dự án quan trọng sẽ tích hợp robot vào với phi hành đoàn để vận hành tàu không gian.

"Đây là một dấu mốc đặc biệt đối với ARM. ARM không chỉ tận dụng được các khả năng to lớn của các lực, mà còn kiểm tra được nhiều công nghệ mới trong quá trình phát triển", đại diện phía NASA phát biểu.

Trước khi bắt đầu chuyến du hành vào quỹ đạo mặt trăng, tàu không gian ARM sẽ mô phỏng công nghệ làm chệch hướng các thiên thạch được gọi là máy kéo trọng lực.

Cập nhật: 15/12/2016 Theo khampha
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video