NASA và ESA thử nghiệm chương trình bảo vệ Trái đất

Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ NASA và Cơ quan Vũ trụ châu Âu ESA chuẩn bị thử nghiệm Chương trình bảo vệ hành tinh. Các nhà khoa học đã chọn tiểu hành tinh mà trên đó họ sẽ thực hiện thí nghiệm với vật va chạm nhằm ngăn chặn mối nguy hiểm tiềm tàng khi thiên thể va vào Trái đất.

Các nhà khoa học tham gia dự án AIDA (Asteroid Impact and Deflection Assessment) đã có cuộc gặp gỡ ở Geneve (Thụy Sĩ). Họ thảo luận về sứ mệnh tàu thăm dò Hayabusa 2 của Nhật Bản. Vào tháng 4/2019, con tàu này đã phóng đầu đạn về phía tiểu hành tinh Ryugu.

Kết quả của vụ bắn phá này là một hố va chạm có kích thước lớn hơn dự tính, còn vật chất trên bề mặt tiểu hành tinh vụn ra như cát.


Cuộc thử nghiệm va chạm đầu tiên sẽ được tiến hành trên tiểu hành tinh kép (65803) Didymos.

Kết quả thí nghiệm này có ý nghĩa quan trọng đối với thử nghiệm bảo vệ hành tinh trong khuôn khổ dự án AIDA. Các nhà khoa học phải biết chắc chắn rằng, quỹ đạo tiểu hành tinh sau khi va chạm với tàu vũ trụ sẽ thay đổi theo đúng kịch bản.

Có thể xảy ra tình huống là cuộc thử nghiệm không mang lại những kết quả mong muốn như trong quá trình mô phỏng trên máy tính và thực hiện thí nghiệm.

Chính vì vậy, các chuyên gia quyết định, cuộc thử nghiệm đầu tiên sẽ được tiến hành trên tiểu hành tinh kép Didymos (gồm 2 tiểu hành tinh là Didymos A và Didymos B luôn đi kèm với nhau).

Tàu vũ trụ robot trong vai trò vật va chạm DART (Double Asteroid Redirection Test) sẽ lao vào tiểu hành tinh Didymos B (tiểu hành tinh có kích thước nhỏ hơn, đường kính 160 m, quay xung quanh tiểu hành tinh lớn hơn Didymos A). Hệ thống tiểu hành tinh kép Didymos này ở không xa Trái đất.

Tàu vũ trụ DART sẽ lao vào Didymos B với vận tốc 23.760 km/h, làm giảm vận tốc của tiểu hành tinh này một chút, đủ để thay đổi quỹ đạo của nó.

Con tàu sẽ được phóng vào không gian vào tháng 7/2021 và va chạm với tiểu hành tinh vào tháng 9/2022. Ngay trước thời điểm va chạm, DART phóng tàu quan sát LICIA cube nhỏ.

Tàu này có nhiệm vụ theo dõi quá trình thử nghiệm va chạm và gửi ảnh về Trái đất. Các nhà khoa học cũng có thể quan sát hệ thống Didymos thông qua các kính viễn vọng đặt trên mặt đất.

Sau đó vào năm 2023, tàu vũ trụ Hera sẽ được phóng vào không gian, để đến năm 2027 bắt đầu quan sát tiểu hành tinh Didymos B và khi đó chúng ta nhận được dữ liệu chi tiết về cuộc thử nghiệm.

Cập nhật: 18/10/2019 Theo GDTĐ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video