Nền văn minh Inca được hình thành từ... phân lạc đà

Theo một nghiên cứu mới nhất, một trong những nền văn minh cổ xưa nhất thế giới có thể đã được hình thành từ phân của loài llama, một giống lạc đà không bướu ở Nam Mỹ.

Tháng 7 tới đây là sẽ là kỷ niệm 100 năm kể từ khi thế giới bên ngoài phát hiện ra Machu Picchu, thành phố nổi tiếng của văn minh Inca nằm trên dãy Andes của Peru. Các nhà chức trách sẽ có chuyến đi đến khu di tích để tổ chức một sự kiện hoành tráng vào tháng 7, thời điểm đánh dấu 100 năm kể từ khi nhà thám hiểm Mỹ Hiram Bigham đặt chân lên vùng đất này.


"Thành phố bị mất" Machu Picchu giờ là địa điểm chính thu hút khách du lịch đến Peru.

Nhưng nguồn gốc của Machu Picchu thì dường như không mấy “hoành tráng”. Theo một nghiên cứu công bố trên Tạp chí cổ khảo cổ học Antiquity, phân của những con llama chính là nền tảng cho sự phát triển của xã hội Inca.

Theo nghiên cứu của tác giả Alex Chepstow-lusty, chính sự chuyển đổi từ cuộc sống săn bắn hái lượm sang sản xuất nông nghiệp 2.700 năm trước đây đã lần đầu tiên khiến người Inca đến định cư tại khu vực Cuzco, nơi có thành phố Machu Picchu về sau. Ông Chepstow-lusty, thuộc Viện Nghiên cứu Andes của Pháp ở Lima, cho biết sự phát triển của nông nghiệp và việc trồng ngô là chìa khóa cho sự phát triển của xã hội.

"Ngũ cốc đã tạo ra văn minh," ông nói.

Ông Chepstow-lusty đã có nhiều năm phân tích các trầm tích hữu cơ trong bùn của một hồ nước nhỏ có tên là Marcaccocha nằm trên con đường nối giữa khu rừng rậm tầng thấp và Machu Picchu. Nhóm của ông đã tìm thấy một mối liên hệ giữa sự xuất hiện lần đầu tiên của phấn hoa ngô vào khoảng 700 trước công nguyên – cũng là lần đầu tiên cho thấy ngũ cốc có thể được trồng ở những vùng đất cao - và sự tăng đột biến số lượng những con mạt ăn phân động vật.


Những con llama đã để lại dấu ấn của mình trong lịch sử văn minh nhân loại (Ảnh: Io9).

Họ kết luận rằng, việc chuyển sang đời sống nông nghiệp trên diện rộng chỉ có thể diễn ra với một nhân tố nữa: đó là việc sử dụng phân bón hữu cơ trên quy mô lớn hay nói cách khác là phải có nhiều phân của loài llama.

Di sản của llama

Những con llama đã và vẫn đang được nuôi ở vùng Andes của Peru để vận chuyển hàng hoặc để lấy thịt và len.

Marcaccocha nằm bên cạnh một tuyến đường thương mại cổ xưa, và những con llama được dùng để vận chuyển hàng hoá giữa các khu rừng rậm và các ngọn núi sẽ dừng lại để uống nước và "đại tiện luân phiên". Việc này đã tạo ra nguồn phân bón mà người dân địa phương đã có thể dễ dàng thu gom, như hiện nay, và dùng cho những cánh đồng xung quanh đó.

Khi người Inca chuyển từ ăn quinoa dại (một giống rau chân vịt) sang ăn ngô, thứ thực phẩm có lượng calo cao hơn, xã hội của họ bắt đầu phát triển tại khu vực Cuzco.

Khoảng 1.800 năm kể từ khi lần đầu tiên chuyển từ săn bắt hái lượm nông nghiệp, vào khoảng năm 1100 sau công nguyên, một đợt nắng ấm kéo dài làm cho đời sống thực sự sinh sôi nảy nở, dẫn đến việc xây dựng các khu nhà ở bằng đá lớn như Ollaytaytambo và Machu Picchu.

Ngày nay, người Inca đã hoàn toàn biến mất, phần lớn đã bị “xóa sổ” bởi người Tây Ban Nha trong những năm 1500. Nhưng con cháu của họ, người Quechua, hiện vẫn còn sử dụng phân llama làm phân bón và nhiên liệu nấu ăn.

"Những thung lũng tập trung nhiều người dân bản địa vẫn giữ nếp sinh hoạt của 2.000 năm trước đây," ông Chepstow-Lusty nói.

Khi đến Machu Picchu để kỷ niệm 100 năm kể từ khi Hiram Bingham giới thiệu thành phố này với toàn thế giới, du khách có lẽ sẽ cảm ơn loài llama khiêm tốn vì những gì mà họ đang nhìn thấy trước mắt.

Theo VTC
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video