Nga nhắm tới kiểm soát Internet

Chính phủ Nga đang tìm cách tạo một "tấm rèm sắt" Internet, một trang Web Nga hoạt động hoàn toàn độc lập nhằm tăng cường kiểm soát phần mạng sử dụng tiếng Nga.

Bản điện tử của tờ Guardian (Anh) ngày 3/1/2008 đã đăng một bài viết về định hướng quản lý Internet ở Nga. Theo bài báo, cuộc chiến tranh lạnh với nước Nga nay có một mặt trận mới ngoài dầu thô và lãnh thổ dưới biển. Đó là Internet. Vấn đề đối với Nga là tên miền cấp 1 (top-level domain) của Nga có đuôi là ".ru" (theo Chuẩn mã trao đổi thông tin Hoa Kỳ) khi được dịch sang bảng mã tiếng Nga là ".py", lại là tên miền của Paraguay. Điều này có thể nảy sinh các vấn đề bảo mật đối với người sử dụng Nga. Ông Kim Davies, người kiểm soát các tên miền tại tổ chức cấp tên miền quốc tế ICANN nói với báo Guardian rằng: "Nga có một tên miền cấp 2 .ru theo Chuẩn mã trao đổi thông tin Hoa Kỳ nhưng họ đang thúc đẩy (để giành được) tên miền .rf bằng tiếng Nga".

Nhà tư vấn đặc biệt cho Chủ tịch Diễn đàn Quản trị Internet Wolfgang Kleinwachter nói: "Đề xuất đối với "Internet Nga" sẽ xem làm thế nào họ có thể truyền thông tốt hơn trong nước, tạo cho họ cơ hội làm những điều đang được thử nghiệm tại Trung Quốc: sử dụng các ký tự Trung Quốc cho 3 tên miền cấp 1 -.net, .com và .cn".

Câu chuyện của hai chiếc máy chủ

Chìa khóa là liệu các tên miền quốc tế Nga nên sử dụng các máy chủ gốc (root server) của mình độc lập khỏi các máy chủ gốc hiện tại đang chủ yếu đặt tại Mỹ không. Ông Kleinwachter nghĩ rằng kịch bản tồi tệ nhất có nghĩa là mọi người sẽ phải đăng ký một tên miền sử dụng tên miền cấp 1 theo tiếng Nga ".rf". "Vậy thì (Nga) nên có máy chủ gốc của họ và sẽ dễ hơn rất nhiều để kiểm soát tên miền cấp 1 so với hàng trăm nghìn tên miền cấp 2", ông nói.

Điều này có nghĩa là người Nga an toàn, tránh khỏi các vụ lừa đảo ăn cắp nhân dạng phishing từ Paraguayan nhưng nó cũng sẽ giúp chính phủ Nga kiểm soát Net nhiều hơn trong khi các công dân Nga bị cô lập khỏi cộng đồng quốc tế. Ông Davies giải thích rằng bàn phím chữ Nga khiến người sử dụng Nga khó tìm các tên miền có chữ cái La Mã theo Chuẩn mã trao đổi thông tin Hoa Kỳ. Internet bằng ngôn ngữ tiếng Nga sẽ bị cắt rời khỏi mạng toàn cầu.

Các công dân Trung Quốc có thể bị cô lập tương tự. "Người Trung Quốc có sự lựa chọn hiện tại là giữ tên miền .cn theo chuẩn mã trao đổi thông tin Hoa Kỳ hoặc cắt đi", ông Kleinwachter nói. "Nếu họ cắt chúng thì họ có một cơ hội xây dựng một thứ gì đó như một chiếc cầu nối Internet Trung Quốc với Internet chuẩn mã trao đổi thông tin Hoa Kỳ. Người Nga, giống người Trung Quốc đã thảo luận về sự lựa chọn này. Ấn tượng của tôi là Bộ Ngoại giao Nga 'mở' đối với một sự lựa chọn như vậy hơn rất nhiều Bộ Phát triển kinh tế và Thương mại (Trung Quốc). Một cách khác là trao cho mỗi công dân một địa chỉ IP (giao thức Internet) tĩnh sẽ đi theo họ bất cứ nơi nào họ tiếp cận Internet".

Thiết lập một máy chủ gốc sẽ không đắt, ông Davies nói, song sẽ dẫn đến các vấn đề kỹ thuật. Ông Guillaume Lovet, người đứng đầu đội phản ứng đe dọa bảo mật thuộc công ty Fortinet, giải thích: "Nếu đó là về giao thức Internet được triển khai lại, nó sẽ giống như cài đặt thêm firmware (một chương trình máy tính được tích hợp sẵn trong bộ nhớ chỉ đọc (ROM - Read o­nly Memory) của thiết bị phần cứng) mới vào bộ định tuyến (router) của gia đình chúng ta. Nếu đó là tái thiết mọi thứ từ sự đổ vỡ, nó tương tự như vứt mọi thứ trong sọt rác đi".

Sự cô lập quốc tế

Ông Davies cho rằng mặt trái chủ yếu sẽ là người Nga chịu đựng mất bao nhiêu nếu những "chiếc cầu" chuẩn mã trao đổi thông tin Hoa Kỳ đang phổ biến trên thế giới không được Nga sử dụng.

"Người Nga dự tính rằng 90% truyền thông sẽ trong lãnh thổ nước Nga và chỉ 10% đi ra ngoài", ông Kleinwachter nói. Nhưng đó là 10% mà họ sẽ cảm thấy thực sự khác biệt. Ông Kleinwachter nói có suy đoán (nếu như vậy) người dân Nga cần một cơ quan quy định về mật khẩu để sử dụng Internet toàn cầu. Chính quyền điện Kremlin do đó sẽ có thể kiểm soát cá nhân truyền thông cái gì với phần còn lại của thế giới. Chính phủ nói rằng điều này sẽ giúp kiểm soát tội phạm mạng.

Còn ông Lovet thì hoài nghi hơn. "Nga có các trường đại học kỹ thuật rất mạnh, nơi tạo ra các nhà khoa học máy tính rất sắc sảo và giỏi. Đồng thời, thu nhập trung bình đầu người cực kỳ thấp. Điều này kết hợp lại sẽ tạo ra một ly cocktail có sức công phá mạnh. Bất kỳ nỗ lực nào khống chế tin tặc Nga bên trong cái gọi là thế giới ảo của Nga cũng không dễ dàng thành công".

Các chuyên gia bảo mật khác thậm chí đi xa hơn. Jose Nazario, từ công ty bảo mật Arbor nói. "Rất khó để theo dõi tội phạm mạng Nga. Các chuyên gia bảo mật chỉ bắt đầu thảo ra bức tranh về các phương pháp của họ. Điều này sẽ hạn chế tác động của tin tặc Nga nhưng là một căng thẳng leo thang giữa Tổng thống Putin và phương Tây".

Theo ICTnews
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video