Nga vẫn không có đối thủ trong ngành du lịch vũ trụ

Ngày càng có nhiều công ty tư nhân ở các nước phương Tây mời chào du khách trở thành nhà du hành vũ trụ và hiện diện trong quỹ đạo Trái Đất, tuy nhiên trên thực tế Nga vẫn chiếm vị trí số một trong lĩnh vực du lịch vũ trụ. Đây là đánh giá của các chuyên gia về ngành du lịch mới ra đời không lâu nhưng có triển vọng phát triển này.

Theo Đài tiếng nói nước Nga, ngành du lịch vũ trụ được khởi xướng với chuyến bay của nhà báo người Nhật Toyohiro Akiyama vào đầu những năm 90 của thế kỷ trước, khi ông tham gia chuyến bay lên Trạm Hòa Bình (Mir) của Liên Xô trước đây.

Tuy nhiên, chi phí cho chuyến bay do hãng truyền hình mà ông làm việc đài thọ, như là chuyến công tác đặc biệt chứ không phải là chuyến du ngoạn tự do.

Nhân vật tiên phong thực thụ của ngành du lịch vũ trụ là doanh nhân người Mỹ Dennis Tito. Ông đã tự bỏ tiền để thực hiện chuyến thăm Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) vào tháng 4/2001. Từ đó đến nay, còn thêm 6 người nữa sử dụng dịch vụ bay lên vũ trụ có thu phí của Cơ quan Vũ trụ Liên bang Nga (Roscosmos). Nổi bật là tỷ phú người Mỹ Charles Simoni đã hoàn thành chuyến du lịch thu phí vào không gian tới hai lần.

So với thực tế chuyến bay vũ trụ thu phí ban đầu vào không gian, thì hiện nay mức giá để thỏa mãn niềm ham thích độc đáo này đã tăng lên đáng kể. Nếu trước kia Dennis Tito trả ra cho chuyến du lịch không gian 20 triệu USD, thì sau đó để được lên thăm quan Trạm ISS vào năm 2009, tỷ phú Guy Laliberte, người Canada, đã tốn tới 35 triệu USD.

Thế nhưng vẫn ngày càng có nhiều công ty tư nhân đề xuất chuyến du hành vào quỹ đạo Trái Đất với mức giá luôn thấp hơn so với kinh phí mà Roskosmos đòi hỏi, thậm chí chỉ mấy trăm nghìn USD.

Tuy nhiên, Viện sỹ Alexander Zhelezhyakov khẳng định các chuyến bay mà các công ty tư nhân cung cấp không giống những chuyến bay vào không gian như của Nga. Đó chỉ là các chuyến bay tầm thấp dưới quỹ đạo, thực chất chỉ là là một bước nhảy vào không gian, những ai hiện diện trên khoang của khí cụ bay này sẽ ở tình trạng không trọng lượng khoảng 5-8 phút. Như vậy Roscosmos vẫn là cơ sở duy nhất có thể cung cấp các chuyến bay thực sự vào quỹ đạo.

Theo Vietnam+
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video