Ngải cứu - món ăn có dược tính cao

Ngải cứu hiệu quả trong điều trị xương khớp, giảm đau và an thần. Món ăn trứng đánh ngải cứu hỗ trợ máu lưu thông lên não. 

Ngải cứu là một loài thực vật thuộc họ Cúc, tên khoa học Artemisia vulgaris, còn được gọi thuốc cứu, ngải diệp, nhả ngải... Lá ngải cứu có hình mác hẹp, đầu nhọn, mặt trên lá có màu lục sậm còn mặt dưới thì phủ đầy lông nhung màu trắng. Ngải cứu có vị rất đắng nhưng mùi lại thơm và vì có tính ấm nên được sử dụng như một bài thuốc chữa bệnh trong Đông y từ bao đời nay.

Lương y Bùi Đắc Sáng cho biết ngải cứu không chỉ là loại cây gia vị mà còn là một vị thuốc, đặc biệt hiệu quả trong điều trị xương khớp, giảm đau và an thần. Ngải cứu vị đặc trưng là đắng. Chính chất đắng và tinh dầu ngải cứu chống viêm loét dạ dày hiệu quả, lợi tiểu, nhuận tràng.

Trong các tài liệu y học cổ truyền, ngải cứu chứa chất tamin, tác dụng chống phù nề, mineol chống quá trình xơ hóa, làm giảm đau và làm mềm gân, thyon có tác dụng kích thích gân cơ, dây chằng giúp phục hồi cử động. Ngoài ra ngải cứu còn có tác dụng kích thích, tăng cường cơ bắp và sức đề kháng cho cơ thể bởi có chứa thành phần thujone, tanacetone, azulene và cadinene. Uống trà ngải cứu thường xuyên có tác dụng lưu thông mạch, giảm viêm sưng, chống lại nhiều bệnh tật.

Chất histamin và acetylcholin trong ngải cứu khô thường dùng trong các loại thuốc kháng sinh, giảm đau, an thần. Chính vì vậy, người ta thường dùng khói ngải cứu để chữa bệnh đau đầu, an thần, giảm đau nhức. Tinh dầu ngải cứu có tác dụng kháng khuẩn đối với phế cầu, trực khuẩn lao và một số chủng vi khuẩn khác.


Trứng đánh ngải cứu là món ăn vừa ngon miệng vừa bổ dưỡng.

Những bài thuốc từ ngải cứu

Trước thời gian hành kinh một tuần, hãm ngải cứu hoặc pha bột ngải cứu cùng nước sôi như pha trà, uống 3 lần một ngày, giúp điều hòa kinh nguyệt và giảm đau bụng kinh.

300g ngải cứu rửa sạch, giã nát cho ra nước, trộn cùng hai muỗng mật ong, uống 2 lần một ngày, giảm đau nhức xương khớp, đau thần kinh tọa, đau lưng...

Hỗn hợp lá ngải cứu, lá bưởi, lá khuynh diệp ngâm với nước đun sôi xông giải cảm trong vòng 15 phút, an thần.

Đặc biệt, món ăn trứng đánh cùng ngải cứu băm nhuyễn được nhiều người chế biến bởi vừa ngon miệng lại hỗ trợ máu lưu thông lên não. Nếu ngải cứu chiên cùng trứng gà quá đắng trẻ nhỏ không thích ăn, có thể luộc trứng bằng nước ngải cứu.

Người không nên dùng lá ngải cứu

Theo lương y Sáng, vì dược tính quá cao nên ngải cứu đôi khi cũng có các tác dụng phụ nếu sử dụng quá nhiều. Phụ nữ mang thai ba tháng đầu thai kỳ, người bị bệnh viêm gan, người bị bệnh rối loạn đường ruột cấp tính, người bị bệnh xơ vữa động mạch vành, người bị bệnh sỏi thận, không nên dùng nhiều. Ngải cứu cũng có thể gây phản ứng dị ứng ở một số bệnh nhân bị dị ứng với thực vật họ Asteraceae như hoa cúc, ragweed, cỏ bạch dương, cà rốt hoặc cần tây.

Cập nhật: 20/08/2019 Theo VnExpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video