Bạn có bao giờ đi du lịch ở Bắc Cực bao giờ chưa? Cảm giác ngoài trời lạnh âm độ C như thế nào? Nhưng có lẽ nếu bạn sống vào thời điểm cách đây 56 triệu năm trước, bạn có thể sẽ có cảm nhận khác.
Đó là bởi cách đây hàng chục triệu năm, Trái Đất rơi vào giai đoạn nóng lên toàn cầu và còn được gọi với tên khoa học là Paleo-Eocene Thermal Maximum. Thời kỳ này, nhiệt độ Trái Đất nóng tới mức cả hai cực đều đạt đến nhiệt độ gần như khu vực nhiệt đới. Nói cách khác cả Bắc Cực và Nam Cực ngày nay cũng đều có nhiệt độ ở ngưỡng nóng và cảnh quan giống vùng nhiệt đới.
Trái Đất đã từng trải qua những giai đoạn cực kỳ nóng rất nhiều lần. Đặc biệt các cực cũng đóng băng rồi tan băng vô số kể. Bây giờ Trái Đất đang nóng lên nhưng rất khác so với ngày xưa. Cũng là một dạng nóng như thời xưa nhưng giờ đây có thêm tác động của biến đổi khí hậu, dẫn tới việc cứ mỗi tháng lại ghi nhận một mốc kỷ lục nhiệt cao.
Khí hậu Trái Đất đã dao động tự nhiên qua hàng chục ngàn năm qua, các vòng quay của hành tinh xung quanh Mặt Trời dần thay đổi, dẫn đến sự thay đổi từ mùa đến ánh sáng. Một phần kết quả của những dao động này là việc Trái Đất trải qua kỷ băng hà và các thời kỳ ấm hơn.
Nhưng để tạo ra một kỳ giống Paleo-Eocene sẽ cần nhiều hơn một sự thay đổi về độ nghiêng của trục Trái Đất hoặc đường di chuyển của nó xung quanh Mặt Trời. Nhưng bên cạnh đó, một thủ phạm vô hình khác cũng có thể tạo ra kiểu khí hậu đặc trưng của kỳ Paleo-Eocene, đó chính là CO2.
Khí nhà kính, trong đó có CO2 chịu trách nhiệm chính gây ra nhiệt độ cao trên khắp các bề mặt của hành tinh trong kỳ Paleo-Eocene. Nhưng làm sao để nồng độ CO2 tăng cao khi chưa có sự xuất hiện của con người? Các nhà khoa học có vẻ không hoàn toàn chắc chắn.
Sébastien Castelltort, một nhà địa chất học tại Đại học Geneva cho biết, nguyên nhân có thể do tình trạng núi lửa đang hoạt động mạnh mẽ, xả khí CO2 vào khí quyển. Khí CO2 sau đó bao phủ Trái Đất và khiến cho ánh sáng Mặt Trời không thể thoát ra ngoài được, qua đó gây ra tình trạng Trái Đất nóng lên, giải phóng các núi băng ở hai cực. Khi băng ở hai cực tan dần, khí metan, một loại khí nhà kính độc hại gấp nhiều lần CO2 cũng vô tình thoát ra ngoài.
Khí nhà kính chịu trách nhiệm chính gây ra nhiệt độ cao trên khắp các bề mặt của hành tinh trong kỳ Paleo-Eocene.
Lấy ví dụ sự kiện tuyệt chủng ở kỷ Permi-Triassic, xảy ra vài triệu năm trước khi loài khủng long trỗi dậy và làm chủ hành tinh. Đó thực sự là một thảm họa lớn về khí hậu đối với Trái Đất. Sự kiện nóng lên này xảy ra cách đây 252 triệu năm về trước và cực kỳ nghiêm trọng. Sự kiện này có nguyên nhân do hoạt động của núi lửa gây ra sự hỗn loạn khí hậu và hủy diệt nhiều loài sinh vật.
Nhà cổ sinh vật học Stuart Sutherland tại Đại học British Columbia chia sẻ với trang Live Science cho biết, thời điểm đó xảy ra tình trạng hạn hán nghiêm trọng, thực vật đều chết và sa mạc Saharah lan rộng khắp lục địa. Nhiệt độ lúc đó gần như vượt quá sức chịu đựng của các loài sinh vật.
Không rõ nồng độ khí nhà kính trong kỷ Permi-Triassic như thế nào nhưng chúng có khả năng cao hơn nhiều so với hiện nay. Một số mô hình khí hậu dự đoán, nồng độ khí nhà kinh khi đó có thể đã đạt tới 3.500 phần triệu ppm. Trong khi đó hiện nay còn số chỉ mới hơn 400ppm.
Nhưng để dẫn tới sự kiện tuyệt chủng Permi-Triassic, Trái Đất phải trải qua hàng ngàn năm mới có thể đạt được mốc nhiệt độ khủng khiếp đến như vậy. Cụ thể theo một số nghiên cứu, thời gian có thể kéo dài tới 150 ngàn năm. Còn trong giai đoạn Paleo-Eocene, nhiệt độ có thể tăng lên cực kỳ nhanh khi chỉ mất 10 – 20 ngàn năm là có thể đạt được mức nhiệt độ khủng khiếp như vậy.
Còn sự nóng lên trên Trái Đất ngày nay dường như chỉ mất 150 năm.
Đó chính là sự khác biệt lớn giữa biến đổi khí hậu và tình trạng Trái Đất nóng lên ngày nay so với hiện tượng nóng lên của Trái Đất trong quá khứ. Sự khắc nghiệt và diễn biến vô cùng nhanh khiến hậu quả của biến đổi khí hậu hiện này vô cùng khó đoán.
Castelltort cho biết, mối quan tâm của ông trong lúc này không chỉ là việc hành tinh đang dần nóng lên mà còn là việc chúng ta không hề biết mọi thứ đang xoay chuyển quá nhanh tới nỗi con người không kịp thích nghi.
Ông nhận định, không có một chuyên gia khí hậu nào dám khẳng định tốc độ ấm dần lên của Trái Đất hiện nay không để lại hậu quả nghiêm trọng nào. Chỉ có điều chúng ta không biết kịch bản khí hậu trong tương lai sẽ diễn biến thế nào mà thôi.