Tuyến cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, dài 105km, qua địa phận Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương và Hải Phòng đã hoàn thành, chuẩn bị đưa vào khai thác ngày hôm nay. Các phương tiện đi từ Hà Nội xuống Hải Phòng chỉ mất khoảng 1 tiếng đồng hồ.
Cận cảnh tuyến cao tốc Hà Nội - Hải Phòng hiện đại nhất Việt Nam
Điểm đầu của dự án giao cắt với đường vành đai 3 (đoạn gần Thạch Bàn, Hà Nội), điểm cuối tại Cảng Ðình Vũ (Hải An, Hải Phòng).
Dự án được khởi công, giải phóng mặt bằng tháng 9/2008 với tổng đầu tư 45.487 tỷ đồng từ nguồn vốn vay của Ngân hàng Phát triển Việt Nam.
Kết cấu mặt đường cao tốc được thiết kế theo tiêu chuẩn AASHTO 1993 và được kiểm toán theo tiêu chuẩn Việt Nam 22TCN211-06, trong đó mặt đường được rải lớp bê tông nhựa tạo nhám và bê tông nhựa polimer giúp ôtô có thể chạy tốc độ cao.
Nhiều đoạn qua khu dân cư được thiết kế hệ thống cách âm hiện đại, giúp giảm đáng kể tiếng ồn của phương tiện.
Cao tốc được thiết kế 6 làn xe, 2 làn dừng khẩn cấp, vận tốc cho phép 120 km/h. Trước đó, 75 km đường đã đưa vào khai thác, chỉ còn 30 km Hà Nội - Hưng Yên gấp rút hoàn thiện.
Hệ thống rào chắn chống gia súc, vật nuôi chạy vào đường trên toàn tuyến.
Đèn cao áp được lắp đặt tại một số nút giao, điểm giao thông quan trọng.
Dọc tuyến có camera giám sát tích hợp toàn bộ dữ liệu chuyển về trung tâm xử lý.
Toàn cao tốc có hai trạm thu phí chính: 14 làn đặt ở đầu tuyến (địa phận Hưng Yên) và 16 làn ở cuối tuyến (địa phận Hải Phòng). Ngoài ra, còn các trạm nhỏ 4-10 làn thu phí bố trí trên nút giao với các quốc lộ.
Mức phí được chia cho 5 mức phương tiện tham gia đường bộ và 6 chặng đường trên toàn tuyến. Trong đó, thấp nhất là 35.000 đồng và cao nhất là 600.000 đồng.
Hệ thống camera giám sát hiện đại tại các trạm thu phí.
Nhà thầu đang xây dựng 1 trạm dịch vụ tại Km53+600 (Hải Dương), 2 trạm dừng chân tại Km24+600 (Hưng Yên) và Km76+900 (Hải Phòng).
Toàn tuyến có 39 vị trí giao cắt trực thông (đường ngang vượt đường cao tốc bằng cầu vượt hoặc đường ngang đi dưới cao tốc bằng hầm chui), bao gồm đường gom hai bên để kết nối các đường dân sinh địa phương. Trong ảnh là nút giao với quốc lộ 10.
Tuyến cao tốc sẽ giảm tải cho quốc lộ 5, rút ngắn thời gian đi từ Hà Nội xuống Hải Phòng còn khoảng 1,5 giờ thay vì 2,5 giờ như trước đây.
Trên cao tốc, khoảng cách được khuyến cáo giữa các xe là 100 m. Dải hộ lan được thiết kế cao 1 m, cao hơn so với vị trí đèn của các phương tiện nhằm tránh làm chói mắt làn xe ngược chiều khi di chuyển.
Có 9 cầu lớn vượt sông với tổng chiều dài 4.532 m, trong đó có các cầu lớn như Thái Bình (822 m), Thanh An (963 m) và Lạch Tray (1.252m). Trong ảnh là cầu Thanh An thuộc địa phận Hải Dương.
Cao tốc Hà Nội - Hải Phòng lung linh về đêm.
Những nút giao quan trọng sáng đèn phục vụ việc đi lại của người dân tốt hơn.
Điểm cuối tuyến cao tốc là cảng Ðình Vũ, quận Hải An (Hải Phòng). Ngày 4/12, chủ đầu tư sẽ hoàn thành và rửa đường để thông xe toàn tuyến vào ngày 5/12.
Bản đồ cao tốc Hà Nội - Hải Phòng (màu đỏ) và Quốc lộ 5 (màu nâu). (Đồ họa: Tuấn Dũng.)