Nghiên cứu tiến hóa qua răng 30.000 năm trước

Răng của trẻ con từng sống 30.000 năm trước là phần rất quan trọng mà các nhà khoa học thu thập được trong đợt khảo sát tại vùng Abrigo do Lagar Velho, Bồ Đào Nha vào năm 1998-1999.

Đợt khảo sát nói trên do giáo sư João Zilhão thuộc Đại học Bristol cùng các cộng sự thực hiện. Với những tiến bộ khoa học ngày nay, việc phân tích những chiếc răng đó dần hé mở bí ẩn về quá trình tiến hóa của loài người, trong đó có quá trình dịch chuyển của người Neanderthal từ châu Phi đến châu Âu.

Người hiện đại giai đoạn đầu trong quá trình phát triển chừng 50.000 năm trước, về cơ bản thì cấu trúc cơ thể không khác biệt nhiều so với con người hiện tại, sự thay đổi sinh học cũng không đáng kể.

Nhóm các nhà khoa học quốc tế đã phân tích những chiếc răng thu thập tại Abrigo do Lagar Velho, so sánh với răng của người Neanderthal sống cách đây 12.000 năm và con người hiện nay để tìm sự khác biệt giữa các thời kỳ. Sử dụng kỹ thuật vi cắt lớp kết hợp X-quang để tạo ra các hình ảnh 3D (ảnh), từ đó các nhà khoa học nghiên cứu tỷ lệ các thành phần của răng như lớp men bao bên ngoài, ngà răng và tủy răng.

Thông tin cho thấy sự phát triển của răng cấm và răng cửa của người xưa chậm hơn so với hiện nay. Bên cạnh đó, đối với răng cửa, phần ngà răng, tủy răng khá cao nhưng lại ít men so với người ngày nay.

Những chiếc răng thu thập tại Larga Velho cho thấy con người đã liên tục tiến hóa để phát triển từ 40.000 năm trước, từ “chưa hiện đại hoàn toàn” cho đến “tiền hiện đại” rồi hiện đại.

Theo Thanh Niên
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video