Ngôi đền chuột bò lúc nhúc dưới chân du khách ở Ấn Độ

Đền Karni Mata ở Ấn Độ là nơi cư ngụ của khoảng 20.000 con chuột, và khách hành hương đến đây luôn cảm thấy hài lòng khi chứng kiến cảnh loài vật này chạy lúc nhúc dưới chân mình.


Karni Mata (đền Chuột)
ở Rajasthan, Ấn Độ là ngôi đền chứa hơn 20.000 con chuột. Với người dân và du khách, chuột được coi là tai họa luôn mang đến dịch bệnh, phá hoại mùa màng thì ở đây, chúng lại được cung phụng, tôn thờ, cho ăn và bảo vệ.


Các tín đồ cho rằng loài chuột là hóa thân của nữ thần Karni Mata (ảnh trái).


Surender Sharma, một du khách, cho biết đây lần đầu tiên cô chứng kiến một nơi tôn nghiêm lại có nhiều chuột đến vậy. Điều kỳ lạ hơn là dù nhiều chuột, nơi đây không hề có bệnh dịch do loài vật này mang tới.


Hơn 20.000 con chuột di chuyển tự do trong ngôi đền. Chúng thường lấy đồ ăn từ một bát kim loại lớn - nơi đựng sữa và ngũ cốc hàng ngày. Đồ ăn này được các tín đồ cung cấp.


Trẻ con khi đến đền cũng vui đùa thoải mái với chuột mà không bị cha mẹ cản trở vì sợ lây dịch bệnh. Người ta còn xây chỗ trú ngụ cho chuột và làm lưới sắt để chúng không bị những loài vật khác săn mồi.


Du khách và người hành hương khi tới đây cũng cho chuột ăn kẹo. Đôi khi, họ cũng ăn thừa lại những mẩu kẹo đã bị chuột gặm đó vì quan niệm chuột là vật linh thiêng.


Nhiều du khách cho biết khi đến thăm ngôi đền, nhìn đàn chuột chạy khắp nơi họ cũng thấy vui mắt. Tuy nhiên có không ít khách nữ vẫn hét lên khi bị những con vật này chạy qua chân.


Trong đền chủ yếu là chuột trắng và nâu. Người dân ở đây tin rằng nếu bạn nhìn thấy chuột trắng chắc chắn sẽ gặp may mắn. Vì vậy, mọi người thường rất vui và phấn khích khi nhìn thấy những con chuột màu này.


Những người làm công đang chuẩn bị đồ ăn cho chuột.


Những người cai quản ngôi đền thường nhắc nhở du khách đi lại cẩn thận, tránh giẫm lên chuột. Nếu ai chẳng may giẫm chết một con chuột sẽ bị coi là gây ra tội lỗi. Để chuộc lỗi, người đó phải mua một bức tượng bằng vàng hoặc bạc, hình con chuột và tiến cúng vào đền.

Cập nhật: 19/01/2017 Theo VnExpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video