Ngôn ngữ kì lạ: Huýt sáo để giao tiếp

Bất chấp vô số phản đối, mọi học sinh tiểu học cư trú trên hòn đảo La Gomera thuộc quần đảo Canary của Tây Ban Nha đều phải học một ngôn ngữ huýt sáo cổ xưa có tên gọi là Silbo. So với việc ghi nhớ các động từ bất quy tắc trong tiếng Pháp hoặc tiếng Anh thì việc học thuộc các thành phần trong ngôn ngữ Silbo được cho là khó hơn nhiều.

Silbo, một phiên bản của thứ ngôn ngữ từng là chính thống của mọi cộng đồng trên đảo La Gomera trong thế kỷ 16 và 17, chỉ bao gồm 2 - 4 nguyên âm, 4 phụ âm và sử dụng tiếng huýt sáo để tạo ra mọi vỏ âm thanh của nó.


Ngôn ngữ Silbo chỉ bao gồm 2 - 4 nguyên âm, 4 phụ âm và sử dụng tiếng huýt sáo để tạo ra mọi vỏ âm thanh của nó. (Ảnh: Alamy)

Khó khăn kinh tế trong những năm 1950 đã khiến việc sử dụng ngôn ngữ Silbo suy thoái, do hầu hết những người "nói" thứ tiếng này buộc phải dẹp bỏ nó và dùng ngôn ngữ khác để kiếm tiền. Vào cuối thế kỷ 20, ngôn ngữ huýt sáo rơi vào tình trạng hấp hối.

Tuy nhiên, ngôn ngữ Silbo hiện được nhà chức trách địa phương chính thức bảo vệ như một ví dụ về "di sản văn hóa phi vật thể". Các nỗ lực đã dẫn tới việc phục hồi sử dụng ngôn ngữ đặc biệt này.

Theo bài viết khảo cứu trên trang Today I Found Out, Silbo có nguồn gốc từ một phiên bản ngôn ngữ cổ xưa hơn có tên gọi là "Silbo Gomero" (nghĩa là tiếng huýt sáo của người Gomero). Thứ ngôn ngữ này đã được dùng trên toàn quần đảo Canary và người ta có thể nghe thấy những tiếng huýt sáo râm ran từ đảo Gran Canaria tới Tenerife và từ El Hiero tới La Gomera.

Thổ dân Guanche trên quần đảo hầu như chỉ "nói" tiếng Silbo Gomero trước khi người Tây Ban Nha chiếm đóng nơi này và khiến ngôn ngữ bản địa chết dần chết mòn vào khoảng thế kỷ 17. Các chuyên gia nhận định, người Guanche có nguồn gốc từ Bắc Phi và đã mang ngôn ngữ huýt sáo tới vùng đất này cùng với họ.


Mọi học sinh tiểu học cư trú trên hòn đảo La Gomera đều phải học ngôn ngữ huýt sáo cổ xưa Silbo. (Ảnh: Daily Mail)

Tuy nhiên, ngày nay, tiếng Silbo được bảo tồn là một dạng huýt sáo của ngôn ngữ Tây Ban Nha. Nó bắt đầu được chọn sử dụng vào thế kỷ 16 sau khi những thành viên cuối cùng của thổ dân Guanche biến đổi ngôn ngữ huýt sáo của họ cho phù hợp với tiếng Tây Ban Nha.

Dù nguồn gốc ra đời của Silbo có ra sao, người ta tin rằng thứ ngôn ngữ đặc biệt này được phát triển như một dạng giao tiếp và thông tin liên lạc ở khoảng cách xa.

Địa hình La Gomera bao gồm đồi núi, thung lũng và các khe suối. Vì vậy, tiếng huýt sáo có thể vang xa tới hơn 3,2km trên đảo, giúp các cư dân ở cách xa nhau không bị gián đoạn liên lạc. Điều này đặc biệt phù hợp khi La Gomera từng chủ yếu là đảo nông nghiệp với các cánh đồng trải dài bất tận và những đàn gia súc chăn thả rông.

Theo Vietnamnet, Daily Mail
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video