Người đàn ông dùng tay không bắt rắn hổ mang chúa trong bụi rậm

Phát hiện thấy con rắn hổ mang chúa khổng lồ đang ẩn nấp trong bụi rậm, người đàn ông đã dùng tay không tóm gọn khiến người xem kinh hãi.

Trong clip, một người đàn ông chuyên bắt rắn người Indonesia đã phát hiện thấy một con vật có kích thước lớn đang ẩn mình trong bụi cây rậm.


Con rắn này là một con rắn hổ mang cái sắp đẻ.

Sau khi quan sát kỹ lớp vảy của con vật này, người đàn ông xác định đây là một con rắn hổ mang chúa. Với kinh nghiệm lâu năm, người này đã dùng tay không khéo léo tóm lấy đầu con rắn và lôi ra khỏi nơi trú ẩn. Con rắn này là một con rắn hổ mang cái sắp đẻ.

Rắn hổ mang chúa thuộc họ Elapidae (họ rắn hổ), phân bố chủ yếu trong các vùng rừng nhiệt đới, trải dài từ Ấn Độ đến Đông Nam Á. Đây là loài rắn độc dài nhất thế giới, với chiều dài tối đa ghi nhận được trong tự nhiên là 7 mét.

Loài rắn này được đánh giá nguy hiểm và đáng sợ trong phạm vi sinh sống của chúng, dù chúng thường không chủ động tấn công con người. Tuy nhiên, nếu cảm thấy bị khiêu kích, hổ mang chúa sẽ trở nên cực kỳ hung dữ.

Khi bị đe dọa, rắn hổ mang chúa sẽ sử dụng xương sườn và cơ đặc biệt ở cổ để làm bung "mũ trùm đầu" - vùng da quanh đầu. Những con rắn này cũng có thể nâng đầu lên khỏi mặt đất khoảng 1/3 chiều dài cơ thể của chúng.

Một vết cắn của hổ mang chúa chứa từ 200 - 500 mg nọc độc. Lượng nọc độc này đủ để giết một con voi châu Phi trong vài tiếng đồng hồ và khiến 20 người đàn ông trưởng thành tử vong trong chưa đầy một giờ.

Cập nhật: 15/04/2022 Theo NĐT
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video