Người dân Trung Quốc phát hiện sinh vật lạ 3 mắt có từ thời kỳ khủng long

Một người đàn ông tại thành phố Liên Vân Cảng thuộc tỉnh Giang Tô, miền đông Trung Quốc, đã phát hiện một sinh vật lạ 3 mắt trong một cái ao trong lúc chụp ảnh.

Theo Thời báo Hoàn Cầu ngày 21-7, sinh vật trên có hình dạng giống như con tôm. Các chuyên gia xác nhận sinh vật này thuộc loài đã xuất hiện từ cách đây hơn 200 triệu năm, tức vào cùng thời kỳ khủng long.

Gần đây, một người đàn ông họ Tống ở thành phố Liên Vân Cảng đã vô tình phát hiện sinh vật lạ này trong lúc đang chụp ảnh. Ông kể lại với truyền thông địa phương: "Tôi rất thích chụp ảnh và trong lúc đang chụp ảnh thì tình cờ thấy con vật này đang bơi trong ao".

Sinh vật này dài khoảng 2cm, có phần thân bầu dục, đuôi dài chẻ đôi và 3 mắt, gồm 2 mắt màu đen ở hai bên và 1 mắt nhạy cảm với ánh sáng trắng ở giữa.

Sau khi đi về nhà, ông Tống đã tra cứu thông tin và nhận thấy sinh vật này trông rất giống với tôm nòng nọc đuôi dài (Triops longicaudatus).


Tôm nòng nọc đuôi dài (Triops longicaudatus) - (Ảnh: THỜI BÁO HOÀN CẦU/PINTEREST).

Một giáo sư sinh vật học tại Đại học Hải dương Giang Tô đã xác nhận với trang Jimu News rằng sinh vật này là động vật giáp xác sống dưới nước có tên "hấu trùng" (theo cách gọi dịch từ tiếng Trung Quốc), thường được gọi là "tôm nòng nọc đuôi dài" hoặc "tôm khủng long 3 mắt", có lịch sử hơn 200 triệu năm và cùng thời với loài khủng long.

Các chuyên gia cho biết loài này được tìm thấy ở miền bắc, đông bắc, đông và nam Trung Quốc. Chúng trở nên phổ biến hơn khi môi trường sống tự nhiên được cải thiện.

Các chuyên gia giải thích rằng thời gian tồn tại của tôm nòng nọc đuôi dài là khoảng 90 ngày, và nó đòi hỏi chất lượng nước nhất định cũng như nhiệt độ phù hợp để sống sót. Loài này ăn chủ yếu các sinh vật nhỏ dưới nước.

Các chuyên gia cũng lưu ý rằng trứng của loài tôm nòng nọc đuôi dài có sức sống mạnh mẽ và có thể tồn tại trong trạng thái ngủ đông hơn 20 năm. Trong trường hợp môi trường xấu đi, trứng của loài này có thể nằm im trong đất cho đến khi môi trường cải thiện.

Cập nhật: 01/08/2022 Tuổi Trẻ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video