Những người giàu nhận biết cảm xúc của người khác kém hơn so với những người nghèo, theo một nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học thuộc trường đại học California (Mỹ).
Tờ Daily Mail đưa tin, nghiên cứu đã được tiến hành với một nhóm tình nguyện viên có trình độ học vấn khác nhau đang làm việc tại một trường đại học. Những người này được yêu cầu tham gia một bài kiểm tra về nhận biết cảm xúc thông qua việc cho biết cảm xúc của từng khuôn mặt trong ảnh mà họ được xem.
Kết quả, các nhà khoa học nhận thấy rằng, những người có trình độ học vấn cao có khả năng nhận biết cảm xúc qua khuôn mặt kém hơn so với những người có trình độ học vấn thấp.
Sau đó, một cuộc thử nghiệm khác được tiến hành với những sinh viên sống trong những gia đình có hoàn cảnh kinh tế khác nhau từ nghèo cho tới giàu (mức này do sinh viên tự nhận). Những sinh viên này được yêu cầu đọc cảm xúc của một người lạ mặt trong một cuộc phỏng vấn xin việc.
Tương tự, kết quả cho thấy, những sinh viên có điều kiện kinh tế khá giả gặp khó khăn hơn trong việc đọc chính xác cảm xúc của người khác so với những sinh viên xuất than trong gia đình có hoàn cảnh kinh tế khó khăn.
“Nghiên cứu của chúng tôi phát hiện, khả năng đọc cảm xúc người khác của một cá nhân không chỉ phụ thuộc vào tính cánh của từng cá nhân mà còn phụ thuộc rất nhiều vào văn hóa và mức sống của cá nhân đó”, tiến sĩ Michael Kraus, thành viên nhóm nghiên cứu, kết luận.
Ảnh mang tính minh họa. (Nguồn internet)
Tờ Daily Mail đưa tin, nghiên cứu đã được tiến hành với một nhóm tình nguyện viên có trình độ học vấn khác nhau đang làm việc tại một trường đại học. Những người này được yêu cầu tham gia một bài kiểm tra về nhận biết cảm xúc thông qua việc cho biết cảm xúc của từng khuôn mặt trong ảnh mà họ được xem.
Kết quả, các nhà khoa học nhận thấy rằng, những người có trình độ học vấn cao có khả năng nhận biết cảm xúc qua khuôn mặt kém hơn so với những người có trình độ học vấn thấp.
Sau đó, một cuộc thử nghiệm khác được tiến hành với những sinh viên sống trong những gia đình có hoàn cảnh kinh tế khác nhau từ nghèo cho tới giàu (mức này do sinh viên tự nhận). Những sinh viên này được yêu cầu đọc cảm xúc của một người lạ mặt trong một cuộc phỏng vấn xin việc.
Tương tự, kết quả cho thấy, những sinh viên có điều kiện kinh tế khá giả gặp khó khăn hơn trong việc đọc chính xác cảm xúc của người khác so với những sinh viên xuất than trong gia đình có hoàn cảnh kinh tế khó khăn.
“Nghiên cứu của chúng tôi phát hiện, khả năng đọc cảm xúc người khác của một cá nhân không chỉ phụ thuộc vào tính cánh của từng cá nhân mà còn phụ thuộc rất nhiều vào văn hóa và mức sống của cá nhân đó”, tiến sĩ Michael Kraus, thành viên nhóm nghiên cứu, kết luận.