Người ngoài hành tinh có thể đã ở trên sao Hỏa 3,8 tỉ năm trước

Bằng rất nhiều nỗ lực, cuối cùng loài người đã chứng minh được rằng trước kia, sao Hỏa từng có một bầu khí quyển dày đặc.

Có điều qua thời gian, từ trường của hành tinh này quá yếu đã không thể bảo vệ được hành tinh Đỏ trước sự công phá từ Mặt trời, khiến không khí theo đó thoát ra khỏi vũ trụ.


Sao Hỏa từng có một bầu khí quyển dày đặc.

Tuy vậy, việc trước kia sao Hỏa có thể duy trì sự sống hay không vẫn còn đang bị nghi ngờ. Nguyên do là vì hành tinh này cách Mặt trời quá xa, do đó nhiệt độ bề mặt không hề ổn định. Theo những hình ảnh từ robot tự hành Curiosity rover, bề mặt sao Hỏa trước kia cũng rất lạnh, chỉ gồm toàn cát và rất cằn cỗi.

Thế nhưng một nghiên cứu mới đây từ Học viện Công nghệ Georgia (Mỹ) và chương trình Seti (Tìm kiếm nền văn minh ngoài Trái đất) đã xác nhận rằng bên dưới bề mặt hành tinh có một lớp carbonates khá dày, chứng tỏ rằng nhiệt độ trên sao Hỏa trước kia tương đối ấm và ẩm ướt, hoàn toàn phù hợp để nuôi dưỡng sự sống.


Nhiệt độ trên sao Hỏa trước kia tương đối ấm và ẩm ướt, hoàn toàn phù hợp để nuôi dưỡng sự sống.

Theo tiến sĩ Janice Bishop từ viện Seti: "Việc xác định được lớp carbonate cổ và đất sét bên dưới bề mặt sao Hỏa cho thấy rằng khí hậu trên hành tinh này từng rất khác biệt so với ngày nay".

Sao Hỏa hiện nay đã được chứng minh có nước dạng lỏng chảy trên đó, nhưng trước kia có nước hay không lại là vấn đề còn gây tranh cãi, dù đã có nhiều nhà khoa học đồng thuận với điều này.

Và nếu nước từng hiện diện trên hành tinh Đỏ, các nhà khoa học tin rằng sẽ có một lớp carbonates và đất sét bên dưới - bằng chứng cho thấy nơi đây từng có một môi trường hoàn toàn phù hợp với sự sống.


Sao Hỏa hiện nay đã được chứng minh có nước dạng lỏng chảy trên đó.

Trước kia, 2 thứ này được tìm thấy rất ít trên bề mặt hành tinh. Nhưng đến nay, nghiên cứu đã chỉ ra bằng chứng của chúng tại mảng kiến tạo Lucaya, với một lớp carbonates cùng đất sét 3,8 tỉ năm tuổi chôn sâu dưới 5km nham thạch.

Giáo sư James Wray - chủ nhiệm nghiên cứu - cho biết kết luận của họ dựa trên số liệu từ Máy quang phổ CRIMS (Compact Reconnaissance Imaging Spectrometer for Mars).


Máy quang phổ CRIMS.

Nghiên cứu một mặt đưa thêm được bằng chứng cho thấy sự sống từng hình thành trên sao Hỏa, mặt khác cung cấp khu vực tiềm năng để nghiên cứu cho nhiệm vụ khám phá hành tinh Đỏ trong tương lai.

Cập nhật: 29/10/2024 Theo Trí Thức Trẻ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video