Trong cuốn tự truyện For a moment (Trong khoảnh khắc), TS sinh học 64 tuổi John Craig Venter, tác giả phát minh “sự sống nhân tạo” gây chấn động giới khoa học, cho biết: khát vọng cống hiến của ông khởi nguồn từ lần tự tử hụt trong chiến tranh Việt Nam.
>> Lần đầu tiên tạo ra tế bào sống
Với tư cách bác sĩ quân y, Craig Venter sang Việt Nam vào đúng cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968. Khi không thể cứu nổi tính mạng hàng trăm binh sĩ Mỹ, ông cảm thấy khiếp sợ đến nỗi quyết định tự tử bằng cách bơi ra biển đến kiệt sức mà không quay lại. Trong tự truyện, ông kể: “Lúc đầu tôi thấy tức vì con cá mập làm hỏng kế hoạch của mình. Sau đó tôi thấy sợ. Mình đang làm cái quái gì thế này? Tôi muốn sống...”.
Sau đó, Venter cố bơi vào bờ. “Tôi nằm trên bãi cát, trần trụi trong nhiều giờ. Tôi thấy rất mệt nhưng hết căng thẳng. Tôi muốn cuộc đời mình có ý nghĩa. Tôi muốn tạo nên sự khác biệt. Tôi thấy mình rũ bỏ tất cả, cảm thấy được tiếp thêm năng lượng”. Sau khi tự tử hụt ở Việt Nam, ông chu du khắp nơi với tham vọng “khám phá những gì Darwin đã bỏ qua”.
Khi Venter tuyên bố tạo ra sự sống trong phòng thí nghiệm lần đầu tiên, một số nhà khoa học so sánh khám phá của ông với phát hiện của Galileo hoặc Einstein. “Lúc đầu mọi người có vẻ coi thường khám phá của ông ấy. Nhưng họ ngừng cười cợt khi nhận ra sự tài giỏi của nhà sinh vật và chuỗi gene nhân tạo đó không phải là vấn đề của ngành hóa học mà là sức mạnh của máy tính”, nhà vật lý Freeman Dyson nói.
Phát minh của Craig Venter “thách thức” Chúa hay mở ra cánh cửa địa ngục? Ảnh: loranablog
GS Julian Savulescu, chuyên gia về đạo đức nghề nghiệp ở ĐH Oxford (Anh), nhận định: “Venter đang mở ra cánh cửa căn bản trong lịch sử loài người. Ông ấy đang tiến đến vai trò của Chúa: tạo ra sự sống nhân tạo chưa từng có trước đây... Chúng ta cần những tiêu chuẩn mới để đánh giá tính an toàn của nghiên cứu này và bảo vệ nó khỏi bị lạm dụng vào những mục đích sai trái như khủng bố”.
“Điều thực sự nguy hiểm chính là tham vọng của các nhà khoa học trong việc nắm quyền kiểm soát toàn bộ và không giới hạn đối với thiên nhiên, giống như vai trò của Chúa”, TS David King, Giám đốc Tổ chức Cảnh báo gene người (Anh), nói.
Tuy nhiên, Venter cho rằng, nỗi lo đó sớm muộn cũng biến mất. “Khái niệm thay thế vai trò của Chúa thường xuất hiện khi có bước đột phá nào đó liên quan đến sinh học”, ông nói. Trước đây, những phát hiện về tế bào, phương pháp điều trị vô sinh, chụp ảnh bào thai, phân chia nguyên tử, cấy ghép bộ phận cơ thể, phẫu thuật thay đổi giới tính hay thẩm mỹ cũng bị chỉ trích là can thiệp vào vai trò của Chúa.
- “Khả năng tạo ra sự sống nhân tạo, những chuyện vốn chỉ có thể trong các truyện khoa học viễn tưởng, không còn xa. Tôi đọc tin này mà cảm thấy sợ cho trí tuệ của con người. Liệu có khả năng xảy ra những chuyện như trong các truyện giả tưởng rằng con người tạo ra những sinh vật nhân tạo và chúng trở mặt tiêu diệt chính những người đã tạo ra chúng”, trích Đông A blog |