Người tiền sử sành ăn chẳng kém thời hiện đại

Từ những cuộc đi săn thú 12.000 năm trước, người tiền sử đã tỏ ra rất sành ăn không kém gì người hiện đại khi họ biết lóc thịt, rút xương bẻ gãy để lấy tủy ăn.

Tất cả những điều kể trên đã được một nhóm nhà khảo cổ học phát hiện ra khi khai quật một vùng đất thuộc thời tiền sử của Đan Mạch và công bố trên Tạp chí Journal of Archaeological Science.

Theo đó, các nhà khoa học đã tìm thấy những mảnh xương của heo rừng, hươu đỏ, nai sừng tấm và bò rừng tại phía nam Zealand, Đan Mạch. Trong đó đa số là các mảnh xương nai sừng tấm.


Người cổ đại rất sành ăn tủy xương nai. (Ảnh: nmconservationnetwork.org)

Do được bảo quản tốt nên các nhà khoa học đã xây dựng mô hình cho phép phân tích được các hoạt động liên quan đến việc làm thịt nai đã diễn ra như thế nào.

Theo nhà khảo cổ học Charlotte Leduc tại Đại học Paris, các thợ săn thời cổ đại đã biết cắt đầu nai và các bộ phận khác của cơ thể để lột da con vật. Rồi lọc thịt từ các bộ phận như các chi trước, sau. Đặc biệt họ còn bẻ gãy xương để lấy tủy ăn sống, đây là một món ăn ngon tại nhiều nhà hàng hiện nay trên thế giới.

“Tủy xương đã được các thợ săn thưởng thức ngay sau khi giết mổ con vật. Đó là phần thưởng giành cho một cuộc đi săn thành công”, nhà khoa học Wietske Prummel tại Đại học Groningen cùng tham gia nghiên cứu cho biết.

Theo Dân Việt
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video