Nguồn gốc của bão Yagi: Từ cơn mưa giông đến trạng thái siêu bão

Bão Yagi sau khi càn quét Philippines đã được bồi sức mạnh hướng về Trung Quốc và miền bắc Việt Nam, thậm chí nó từng đạt đến siêu bão. Dự kiến cơn bão sẽ đổ bộ vào Việt Nam vào thứ Bảy (7/9).


Hướng di chuyển của bão Yagi (Ảnh: Hệ thống giám sát thiên tai Việt Nam).

Đạt đến trạng thái siêu bão

Theo nhiều trạm theo dõi thời tiết quốc tế, kể từ ngày 3/9, bão Yagi đã mạnh lên đáng kể - nhanh hơn hầu hết các mô hình được xây dựng để dự đoán sức mạnh của cơn bão.

Đến ngày 4/9, áp suất lõi của cơn bão đạt mức 977hPA (hPA: Đơn vị đo áp suất khí quyển), sau đó giảm xuống còn 922 hPA trong vòng 24 giờ. Tốc độ gió trung bình tăng từ 130 đến 240km/h, trong khi đỉnh gió của nó còn cao hơn con số nêu trên.

Đáng chú ý, có thời điểm bão Yagi đã đạt đến trạng thái siêu bão trong một thời gian ngắn.

Sự xuất hiện của bão Yagi

Vào cuối tháng 8, mưa rào và giông bắt đầu hình thành tại vùng biển cách Quốc đảo Palau 500km về phía tây bắc. Đến ngày 31/8, cụm mưa giông này được Cơ quan Khí tượng Nhật Bản xếp vào loại áp thấp nhiệt đới - tiền thân của bão nhiệt đới.

Trên đường di chuyển qua đại dương vốn có mực nước biển ấm áp (29-30 độ C) theo hướng tây bắc, sự đối lưu gia tăng xung quanh tâm áp thấp ngày càng được xác định rõ ràng.

Ngày 1/9, vùng xoáy này được Cơ quan Khí tượng Philippines đặt tên là Enteng, tên gọi quốc tế là Yagi. Chỉ một ngày sau, nó đã mạnh lên thành bão và đổ bộ vào bờ biển Luzon (Philippines) gây thiệt hại nặng nề về cơ sở hạ tầng và một số người tử vong.


Sân bay Nội Bài sẽ tạm đóng cửa từ 10h đến 19h ngày 7/9 (Ảnh minh họa: Ngọc Tân).

Sau khi càn quét qua Philippines, bão Yagi tiếp tục mạnh lên do nhiệt độ nước biển ấm - đây được coi là một chất xúc tác làm tăng sức mạnh cho bão.

Theo các mô hình hiện tại, bão Yagi sẽ đạt cường độ cực đại vào ngày 6/9, tốc độ gió dự kiến trên 200km/h, đỉnh điểm được dự đoán là 250 km/h.

Ngoài tốc độ gió cực lớn, cơn bão còn mang "hiệu ứng hút" ở tâm của nó khiến mực nước dâng cao lên đến hàng mét ở các vùng ven biển. Yagi là cơn bão nhiệt đới thứ 9 được đặt tên và cũng là cơn bão mạnh nhất năm nay ở khu vực tây bắc Thái Bình Dương.

Đổ bộ vào đất liền Việt Nam

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, từ tối và đêm 6/9, khu vực vịnh Bắc Bộ (bao gồm huyện đảo Bạch Long Vỹ, Cô Tô), gió mạnh dần lên cấp 8-9, sau tăng lên cấp 10-12, vùng gần tâm bão đi qua cấp 13-14, giật cấp 17, biển động dữ dội.

Trên đất liền, từ đêm 6/9 và gần sáng 7/9, vùng ven biển từ Quảng Ninh đến Thanh Hóa có gió mạnh dần lên cấp 6-7, sau tăng lên cấp 8-9, vùng gần tâm bão cấp 10-12, giật cấp 14; khu vực sâu trong đất liền phía Đông Bắc Bộ có gió mạnh cấp 6-8, giật cấp 9-11 (thời điểm gió mạnh nhất trong khoảng từ trưa đến tối 7/9).

Khu vực Bắc Biển Đông có sóng biển cao 7-9m, vùng gần tâm bão sóng cao 10-12m, biển động dữ dội.

Từ đêm 6/9 và gần sáng ngày 7/9, vùng biển ven bờ từ Quảng Ninh đến Thanh Hóa sóng cao 2-3m, sau tăng lên 2-4m, vùng gần tâm bão có sóng cao 3-5m.

Ven biển các tỉnh từ Thanh Hóa tới Quảng Ninh cần đề phòng nước dâng do bão, dự đoán sóng cao từ 0,5 đến 1,8m. Trong đó, Quảng Ninh đề phòng nước dâng cao từ 1,5 đến 1,8m; Hải Phòng và Thái Bình từ 1,2 đến 1,5m; Nam Định và Ninh Bình từ 0,8 đến 1,2m; Thanh Hóa từ 0,5 đến 1m.

Từ đêm 6/9 đến sáng 9/9, ở khu vực Bắc Bộ và Thanh Hóa có khả năng xuất hiện một đợt mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to và dông với tổng lượng mưa phổ biến 100-350mm, có nơi trên 500mm.

Cập nhật: 07/09/2024 Dân Trí
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video