Nguy cơ nhiễm độc từ nến cốc

Nhiều loại nến cốc sử dụng bấc chì, người dùng hít phải nhiều sẽ bị nhiễm độc chì gây chảy máu chân răng, viêm lợi, rối loạn tiêu hóa.

Hiện trên thị trường bày bán rất nhiều loại nến cốc (nến mềm như thạch, đựng trong cốc nhỏ) với đủ hình dáng, kiểu mẫu bắt mắt. Nhiều người tiêu dùng chọn loại nến này vì tiện sử dụng, không cần dùng đế, không sợ chảy ra ngoài, không lo bỏng... Nhưng thực tế, nến cốc tiềm ẩn nguy cơ có hại cho sức khỏe.

Thạc sĩ Nguyễn Hồng Nhung, Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam cho biết, nến cốc loại mềm như thạch có 70-98% dầu parafin (hay còn gọi là dầu trắng, bản chất hóa học là các hydrocacbon no); 2-30% cao su tổng hợp, thông dụng nhất là SEBS (styren-etylen butadien styren); bấc; có thể có một số phụ gia khác như hương liệu, chất tạo màu...

SEBS là loại polyme nhiệt dẻo có tính đàn hồi cao, độ giãn dài khi kéo đứt có thể lên tới 700%. SEBS có tính tương hợp với dầu parafin nên chúng hòa tan vào nhau rất tốt. Lượng cao su nhiệt dẻo này làm cho nến có dạng gel mềm chứ không phải là dạng rắn như nến cây truyền thống.

Trong phân tử của SEBS chỉ có các nguyên tử hydro và carbon nên khi cháy sẽ sinh ra CO2, H20. Tuy nhiên, cũng giống như dầu parafin, khi SEBS cháy không hoàn toàn, có thể tạo ra carbon monoxit (CO) và muội than, muội than này không chỉ làm đen tường, trần nhà mà còn ảnh hưởng tới hệ hô hấp nếu hít phải.


Nến cốc rất bắt mắt, tiện dụng nhưng tiềm ẩn nhiều nguy cơ có hại cho sức khỏe. (Ảnh: quatangart.com)

Thạc sĩ Nhung cho biết, về bấc cho nến, có nhiều loại lõi bấc như magiê, chì, que hương, sợi cotton, PE, dây cước, đồng… nhưng loại bấc lõi chì được sản xuất với giá rẻ và nhanh nhất. Lõi kim loại đưa vào trong bấc nhằm giữ bấc đứng, lửa cháy đều, không tắt. Hiện nay ở Việt Nam, nhiều loại nến sử dụng bấc chì đặc biệt là nến thạch.

Khi nến cháy, chì sẽ phát tán vào không khí dưới dạng muội. Người dùng hít nhiều sẽ bị nhiễm độc chì. Chì là kim loại nặng rất độc hại với con người, nhiễm chì lâu ngày dẫn đến tích tụ chất độc trong người, gây chảy máu chân răng, đen chân răng, viêm lợi, ảnh hưởng đến cả đường ruột, gây viêm ruột, rối loạn tiêu hoá.

Nến sản xuất từ dầu parafin có thể được coi là an toàn, nhưng trong một số trường hợp (những người mẫn cảm, phụ nữ mang thai, trẻ em...), khói parafin khi cháy cũng có thể gây kích thích da, mắt, đường hô hấp, nôn mửa.

Thạc sĩ Nhung khuyến cáo, nếu có điều kiện, tốt nhất nên sử dụng các loại nến làm bằng dầu tự nhiên như sáp ong, vừa an toàn cho sức khỏe, vừa có mùi thơm dễ chịu.

Không thắp nến trong phòng kín hoặc trong những nơi có nhiều đồ dùng dễ bắt lửa như màn cửa, thảm, chăn đệm... vừa dễ xảy ra hỏa hoạn, vừa là môi trường để các chất độc hại trong khói nến có thể lưu lại lâu dài.

Kiểm tra kỹ phần bấc khi mua nến. Tốt nhất là mua nến có bấc cotton (không lõi) hoặc bấc lõi giấy. Nếu bấc có lõi kim loại thì phải xem đó có phải là chì hay không. Cách kiểm tra khá đơn giản: Vạch đầu sợi lõi bấc vào giấy, nếu thấy xuất hiện các đường màu xám như màu bút chì thì không nên mua.

Không nên để bấc nến quá dài, chỉ để bấc chừng < 0,6cm. Bấc càng dài, lửa càng lớn thì lượng muội khói độc càng nhiều.

Theo VNE
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video