Nguyên nhân đáng lo ngại khiến cá voi sát thủ chết dạt vào bờ

Chú cá voi có tên Lulu đã chết và dạt vào bờ biển. Quan trọng hơn nguyên nhân có thể sẽ khiến nhiều nhà khoa học giật mình và lo ngại.

Một chú cá voi sát thủ có tên Lulu (được đặt tên sau khi dạt vào đảo Tiree (Scotland) năm ngoái) đã chết vì một nguyên nhân vô cùng "đáng ngại" đối với các nhà khoa học.

Chương trình Nghiên cứu xác động vật dạt biển Scottland (SMASS) cùng với Trường ĐH Aberdeen đã nghiên cứu xác của chú cá voi nói trên và phát hiện một điều không mấy tích cực.

Cá voi sát thủ chết vì nhiễm độc biển. (Ảnh Internet).

Tiến sĩ Andrew Brownlow, Giám đốc SMASS bày tỏ sự kinh ngạc của mình sau khi kiểm tra và phân tích xác chết của Lulu, ông phát hiện ra rằng chú cá voi chết vì nhiễm phải hợp chất biphenyl polyclorinated (PCB) và nồng độ cao nhất từng ghi nhận.

PCB là một chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy, nó được quy định trong công ước Stockholm từ những năm 1970 và đã bị cấm ở nhiều quốc gia trên thế giới.

Tiến sĩ Andrew cho rằng Lulu có mức nhiễm độc cao cao gấp 80 lần mức an toàn mà loài cá này có thể chịu được. Ông cũng cho hay, chỉ cần 20-40mg/kg lưu trữ trong các mô đã có thể gây ra những tác hại nghiêm trọng về mặt sinh lý như suy yếu hệ miễn dịch, khả năng vô sinh cao.

Vậy nhưng trong xác cá voi Lulu, con số này lên tới 957mg/kg! Một con số quá khủng khiếp mà theo ông Lulu có thể coi chính là cá thể bị nhiễm độc nặng nhất hành tinh.


Cá voi Lulu có mức nhiễm độc cao cao gấp 80 lần mức an toàn mà loài cá này có thể chịu được. (John Bowler/RSPB Scotland).

Giám đốc Simon Walmsley của Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (WWF) cũng cảnh báo: "Trong trường hợp này, PCB sẽ ở lại trong môi trường và có thể sẽ tiếp tục đầu độc nhiều loài động vật khác trong hàng thập kỷ".

Các chuyên gia môi trường còn lo ngại, không chỉ Lulu, nhiều cá thể khác trong đàn của nó (gồm 8 con) cũng có thể bị nhiễm độc như vậy.

Chuyên gia nghiên cứu bệnh lý thú y Andrew Brownlow cho biết nhiều nghiên cứu chỉ ra các quần thể cá voi sát thủ có thể bị nhiễm độc PCB nặng khi chúng tích lũy chất độc từ con mồi của mình. Mặt khác, cá heo sát thủ ở đỉnh của chuỗi thức ăn nên có thể bị nhiễm độc nặng nhất.

Đây là đàn cá voi sát thủ cuối cùng trên vùng biển quanh nước Anh, vì thế sự ô nhiễm đại dương có thể khiến cho loài cá này biến mất khỏi đây trong tương lai không xa.

Cập nhật: 19/05/2017 Theo Trí Thức Trẻ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video