Nhà khảo cổ học Tom Austen Brown và nghiên cứu ở Úc

Trong hơn 40 năm qua, Tom Austen Brown đã bỏ ra phần lớn thời gian đi đến các vùng hẻo lánh của nước Úc để tìm hiểu về nền văn minh cổ xưa của thổ dân Úc.

Giờ đây, vị luật sư quá cố và cũng là cựu sinh viên đã để lại một khoản tài sản thừa kế lớn cho Đại học Sydney, Úc, dành cho việc nghiên cứu về Khảo cổ học, đây cũng là lĩnh vực mà lúc sinh thời, Tom Austen Brown, đã dành cả cuộc đời để khám phá.

Tom Austen Brown, mất năm 2009, theo di chúc: Brown để lại một nửa số tài sản của mình, cho trường Đại học Sydney, Úc, với mong muốn rằng khoản thừa kế này sẽ được chi tiêu "trong nghiên cứu về Khảo cổ học, dưới sự giám sát minh bạch của Ban Giám hiệu nhà trường."


Tiến sĩ Ted Robinson tại Bảo tàng Macleay:
"Đây thật sự là một cuộc cách tân lớn ở trường Đại học Sydney, Úc"

Món quà thừa kế với tổng số tiền lên đến 6.900.000$, và đi kèm với khoản tiền trị giá 1.800.000$ mà Brown đã chi tặng cho trường đại học Sydney trong khoảng thời gian trước đây khi Brown còn sống. Cùng Với các quỹ: Khoa học Xã hội và Nghệ thuật, cũng sẽ tồn tại Quỹ Khảo cổ học Tom Austen Brown.

"Đây là một món quà đặc biệt sẽ giúp thúc đẩy các nghiên cứu về thời tiền sử tại Đại học Sydney, Úc", theo giáo sư Duncan Ivison, Trưởng khoa khảo cổ học, đại học Sydney, Úc. "Hiểu biết sâu sắc về nền văn hóa cổ xưa của thổ dân ở lục địa này đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp đỡ chúng ta hình dung những gì mà chúng ta có thể làm được trong tương lai."

Sinh năm 1925, Tom Brown Austen học tại Trường Luật Sydney trong những năm cuối của Thế chiến II. Sau khi tốt nghiệp, ông trở về gia đình ở Broken Hill và gia nhập công ty luật của cha ông, một luật sư nổi tiếng tại địa phương.

Do đặc thù của công việc luật sư, Brown thường phải ghé thăm những khách hàng sinh sống ở các vùng xa xôi hẻo lánh. Theo chị gái của Brown, Betty Porich, niềm đam mê suốt đời của Brown là các món đồ tạo tác của thổ dân mà ông sưu tầm được trong những chuyến đi này.

"Vào những ngày đó không ai thật sự quan tâm đến mấy thứ đồ cổ này," Betty Porich nói. "Người ta thường nói với Brown là họ có mấy món đồ cũ vứt đi và kết quả là Brown đi ra ngoài và sưu tầm về."

Brown bắt đầu thu thập đá mài và những dụng cụ làm bằng những mảnh đá vỡ, đánh dấu mỗi phần với nơi nó được tìm thấy. Kết quả là, Cơ quan quản lý Công viên Quốc gia và Động vật Hoang dã nghe nói về các hoạt động của Brown và họ đã gửi Giáo sư Richard Wright, một nhà khảo cổ học, Đại học Sydney, Úc, đến xem và để đánh giá bộ sưu tập của Brown. Giáo sư Richard Wright hoàn toàn bị gây ấn tượng bởi bộ sưu tập của Brown, nhưng chỉ ra rằng bằng cách di chuyển các đồ vật tạo tác, Brown đã làm ảnh hưởng đến các di tích khảo cổ học.

Ngay sau đó, Brown, lúc này đã nghỉ hưu, không làm công việc luật sư toàn thời gian nữa, mà ghi danh vào chuyên ngành khảo cổ học, Đại học Sydney, Úc. "Brown đã học tập để theo đuổi đam mê khảo cổ học, làm những việc theo đúng trình tự mà không gây tổn hại cho các di sản văn hóa", theo Tiến sĩ Ted Robinson, Chủ tịch Hội Khảo cổ học.

Sau khi tốt nghiệp vào năm 1974, Brown lấy bằng Thạc sĩ Nhân chủng học, tại Đại học Washington State, Hoa Kỳ. Ông trở lại Úc vào đầu những năm 1980, thực hiện hành trình khám phá các di chỉ khảo cổ của thổ dân trên chiếc xe tải campervan.

Giờ đây, để ghi nhận sự đóng góp to lớn của Tom Austen Brown, Đại học Sydney, Úc, đã công nhận Tom Austen Brown là Chủ tịch danh dự của Hội khảo cổ học Úc, một vị trí dành cho một chuyên gia hàng đầu đã có đóng góp to lớn cho sự phát triển của ngành Khảo cổ học nước Úc.

Bên cạnh đó, sự ra đời của Chương trình tài trợ cho hoạt động nghiên cứu Khảo cổ học Tom Brown Austen, giúp thúc đẩy các hoạt động nghiên cứu, giáo dục và nghiên cứu thực địa trong lĩnh vực nhân chủng học và khảo cổ học. Đó là các học bổng dành cho nghiên cứu sau đại học, bao gồm học bổng và các chi phí hỗ trợ khác dành cho sinh viên bản địa, kinh phí công tác thực địa, trợ cấp nghiên cứu và kinh phí cho các thiết bị cần thiết và cơ sở nghiên cứu.

Tiến sĩ Ted Robinson tin rằng Quỹ Khảo cổ học Tom Austen Brown sẽ góp phần đáng kể trong việc mở rộng kiến ​​thức của chúng ta về quá khứ cổ xưa của nước Úc. Trong khi Đại học Sydney, Úc, vốn đã nổi tiếng trong lĩnh vực nghiên cứu này. Tiến sĩ Ted Robinson chỉ ra các tài liệu được số hóa của tiến sĩ Sarah Colley về xương cá hóa thạch được tìm thấy tại một số di chỉ khảo cổ học. Tiến sĩ Ted Robinson cho rằng đã đến thời điểm chín muồi để mở rộng hơn nữa hoạt động khảo cổ trong khu vực. "Đây thật sự là một cuộc cách tân lớn ở trường Đại học Sydney, Úc," ông nói.

Hồ Duy Bình (Theo Sydney.edu.au)
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video