Thế giới nói chung và người Nhật nói riêng chắc chắn sẽ vô cùng vui mừng với sự ra đời của những khám phá khoa học quan trọng như vậy.
Các nhà khoa học hiện nay đã và đang khai thác và tận dụng lợi ích to lớn từ... quả dừa vào công cuộc kiến thiết và xây dựng thế giới trở nên toàn diện và tốt đẹp hơn. Nghe có vẻ khó hiểu phải không, nhất là đối với một loại quả vốn chả có công dụng gì nhiều liên quan đến khía cạnh khoa học. Thế nhưng vấn đề mấu chốt lại được hé lộ một cách đầy bất ngờ.
Nhìn chung, dừa là loại quả có kết cấu và được làm bằng chất liệu vô cùng kiên cố, đến nỗi nếu thả ở độ cao lên đến 30m, cộng thêm gia tốc trọng trường vốn có của Trái Đất cũng không đủ để làm lớp vỏ bị phá vỡ. Mặt khác, cơ thể con người thì lại trái ngược, không có những đặc tính đủ sức chống chọi như vậy. Trong thời đại mà thảm họa thiên nhiên như động đất, lở núi và các loại hình khác thường xuyên xảy ra, phải chi chúng ta được thừa hưởng một chút gene của quả dừa, góp phần tăng thêm khả năng tồn tại và sống sót nếu chẳng may bị lâm vào hoàn cảnh nguy hiểm.
Dừa là loại quả có kết cấu và được làm bằng chất liệu vô cùng kiên cố.
Thật may mắn và bất ngờ, các nhà nghiên cứu đến từ Bộ phận Cơ sinh học Thực vật trực thuộc Đại học Freiburg đang gấp rút hoàn thiện công trình khai thác "gene di truyền" của quả dừa, sau đó áp dụng vào những dự án kiến thiết để sáng tạo nên nhiều cấu trúc mới có khả năng bảo vệ vững chãi và kiên cố hơn bao giờ hết.
Tuần vừa rồi, trong cuộc hội thảo định kỳ hằng năm diễn ra dành cho giới Sinh học Thực nghiệm, nhóm nghiên cứu đã công bố chính thức phương pháp độc đáo của mình, sử dụng các kiến thức, dữ liệu về tác động vật lý cũng như kỹ thuật nén, ép để tiến sâu hơn nữa trên con đường đi tìm lời giải đáp cho câu hỏi tại sao lực tác dụng lại bị triệt tiêu rất hiệu quả bởi vỏ dừa.
Trong quá trình đó, họ đã khám phá ra chìa khóa nằm ở lớp vỏ trong cùng, vốn được cấu tạo bởi các tế bào hóa gỗ, sắp xếp theo hình thức đan xen đặc biệt, đóng vai trò rất quan trọng trong việc phân tán lực bên ngoài theo nhiều hướng, không còn là mối nguy hại với tổng thể vì rất hiếm khi có vết nứt nào được tạo ra sau đó. Quả dừa vẫn bình an vô sự.
Bình luận về công trình nghiên cứu trên, nhà khoa học Stefanie Schmier cũng giải thích thêm, ủng hộ quan điểm của đội ngũ chịu trách nhiệm gốc. Dựa vào cơ sở của việc "kết hợp giữa khả năng phân tán lực tác động cùng với kết cấu nhẹ sẽ tối ưu hóa việc bảo vệ đồng thời giảm thiểu nguy cơ ảnh hưởng bởi thiên tai", có vẻ như trong tương lai chúng ta sẽ sống trong những ngôi nhà với cấu trúc và hình dạng tương tự quả dừa vậy - giống như con bạch tuộc "đi trước thời đại" dưới đây.
Ngôi nhà độc đáo ẩn mình dưới đáy biển.