Nhà nguyện Notre Dame du Haut

  • Thời điểm xây dựng: 1950-1954
  • Địa điểm: Ronchamp, Vosges, Pháp
Mái bằng bên tông xám xịt, xì xì là mối đe dọa nhiều bề mặt tường màu trắng như để tán dương sự phối hợp bậc thầy giữa ánh sáng và cấu trúc của Le Corbusier.
Đối với những ai đã từng tham quan nhà nguyện Notre Dame du Haut của Le Corbusier ở Ronchamp, không có sự kết hợp nào giữa nội dung và hình ảnh có thể sánh với xúc cảm mãnh liệt trong tinh thần, như thể có ma lực toát ra từ công trình. Nhà nguyện mặc dù khiêm tốn nhất nhưng phi thường này tổng hợp nhiều ảnh hưởng hiện hữu trong kiến trúc sau Đại chiến thế giới thứ II của Le Corbusier, cho thấy tính chất nhạy cảm đối với địa điểm xây dựng ít biểu hiện rõ hơn phần lớn công trình do ông thi công ở đô thị tham quan thuận tiện. Nhà nguyện cũng quan trọng không kém như một chứng minh đáng kể cho nỗ lực của Cha dòng Đa minh Alain Couturier nhằm thuyết phục giáo sỹ đồng môn vực dậy nghệ thuật Giáo hội thông qua việc đặt hàng cho những kiến trúc sư và nghệ sỹ hiện đại tài năng nhất.

Cha Couturier đã đặt hàng Henri Matisse khâu trang trí nhà nguyện của dòng Đa minh ở Saint Paul de Vence, nhưng ông đánh giá cao tài năng của Le Corbusier và đề nghị với Giáo phận Belfort  nên giao việc cho kiến trúc sư này để thay thế nhà nguyện Notre Dame du Haut đã bị phá hủy trong Đại chiến thế giới thứ II. Mặc dù tự xưng là một người vô thần, nhưng Le Corbusier rất nhạy cảm với không gian được hình thành trong nhiều công trình tôn giáo ông đã tham quan, nên chấp nhận đơn đặt hàng. Sau này cha Couturier còn nhờ Le Corbusier thiết kế tu viện La Tourette lớn hơn nhiều lần Lyon.

Môi trường

Tọa lạc trên một đỉnh đồi nổi bật, cách ngôi làng Jura nguyên quán của Le Corbusier không xa, đầu tiên những người thờ Thần Mặt trời đến đây thờ cúng, kế đến là người La Mã, và sau cùng từ thời Trung cổ là nhà thờ của người hành hương lập nên để thờ Đức mẹ Maria đồng trinh. Le Corbusier xác định vị trí xây dựng ngay lập tức và dần dần chấp nhận hình dạng chung mà trợ lý André Maisonnier chắt lọc và vẽ chi tiết.

Một toán thợ vài người dưới sự chỉ huy của Maisonnier xây dựng nhà nguyện phần lớn bằng thủ công với sự chỉ đạo cá nhân thường xuyên của Le Corbusier. Tính chất tự phát khi xây dựng phản ánh mật thiết với việc sáng tạo một tác phẩm điêu khắc hơn là một công trình kiến trúc quyết định trước.


Phác họa ban đầu của Le Corbusier cho thấy hình dáng sau cùng của nhà nguyện.

Nếu nhìn từ xa, công trình có vẻ như vươn cao từ đỉnh đồi. Khi từ ngôi làng phía dưới tiến đến gần, hình dáng điêu khắc của nhà nguyện dần dần lộ ra với sự đáng kinh ngạc, không có lúc nào khách tham quan đánh mất cảm xúc khám phá và ngạc nhiên. Lý do giải thích cảm giác cả kịch tính lẫn hài hòa chắc hẳn rất phức tạp, nhưng có lẽ phát sinh từ sự tận tụy của kiến trúc sư trong thiết kế từng chi tiết sau cùng.

Sự hài hòa gắn liền với thực tế tỷ lệ tổng thể, hoa văn trên sàn, kích thước cửa sổ và không gian - mọi chiều - xuất phát từ hệ thống đo đạc theo tỷ lệ Modulor dựa trên phép nhân kích thước con người và ứng dụng Mặt cắt vàng do chính Le Corbusier phát triển. Cảm giác phát hiện được duy trì qua sự phát triển tinh tế các hình dạng lõm, lồi, kết cấu thô và nhẵn.

Kết cấu

Ba tường cong có 2 mục đích: hình thành các khoảng không gian bên ngoài và bên trong thể hiện một công trình điều khắc tầm cỡ, trong khi vẫn tạo cho toàn bộ nhà nguyện tính ổn định về cấu trúc, cho phép mái nhà và 3 tháp nhà nguyện phần lớn tự chịu lực cho chính mình. Mỗi vách trong số 3 vách cấu trúc hình thành bằng các panel bê tông và lớp chèn trong khối xây (bằng đá lấy từ nhà nguyện trước) sau đó phủ lên bằng lưới kim loại và phun bê tông. Mỗi vách đều có một kết cấu khác nhau, tăng thêm sự rọi sáng vào nhà nguyện suốt cả ngày.


Biểu đồ bóc vỏ của nhà nguyện. Xây dựng ngay địa điểm của nhà nguyện trước đây.

Mái bê tông đồ sộ, người ta thường nghĩ đã lấy cảm hứng từ hình dáng của chiếc móng ngựa, mà kiến trúc sư thán phục, thể hiện trong thực tế là lớp vỏ bê tông trọng lượng nhẹ, liên tưởng đến cánh máy bay ở mặt cắt ngang. Phép loại suy sau cùng có vẻ thích hợp khi mái nhà thực ra là "chiếc thuyền" đang trôi về mặt tiền phía Đông và Nam. Những gối tựa rất nhỏ, từ bên ngoài không nhìn thấy do giấu trong bóng tối, từ bên trong cũng không nhìn rõ do dải ánh sáng rực rỡ ở chỗ mái và tường giao nhau, tạo ấn tượng mái nhà đồ sộ đang đe dọa đến các tường độc lập. Le Corbusier cũng sử dụng chi tiết này ở La Tourette.

Các khoảng trống trên vách ánh sáng và tất cả đồ gỗ nội thất tuân thủ hệ thống kích thước Modulor của kiến trúc sư. Kính màu cũng do Le Corbusier lắp đặt.
Mặt tiền phía Đông gồm một bàn thờ lộ thiên, bục giảng kinh và chỗ ca đoàn giấu vào mái nhà nhô ra để phục vụ đám đông tín đồ hành hương, phân cấp mặt bằng tạo cho vạt cỏ phía Đông có cấu hình đài vòng. Tượng Đức mẹ Maria đồng trinh của nhà nguyện trước đặt trong hốc tường có thể nhìn thấy từ cả bên trong lẫn bên ngoài.

Quay mặt về hướng Nam là tường ánh sáng đặc biệt - một vách tường xây đá đồ sộ dày từ 1,5-4,5m; cong trong sơ đồ và nhỏ dần trong mặt cắt ngang. Đặt trong tường đá có trát vữa là những khoảng trống do Modulor quyết định, phần kính màu do Le Corbusier lắp, cửa ra vào lớn phía Nam để rước lễ bằng sắt tráng men chịu nhiệt cũng do Le Corbusier thiết kế.

Số liệu thực tế:

  • Gian giữa nhà thờ:
    - Chiều dài: 25m
    - Chiều rộng: 13m
    - Độ cao tối đa ở vách bàn thờ: 10m
  • Chiều cao nửa mái bát úp: 15 và 22m
  • Vật liệu: bê tông cốt thép, đá chèn, bê tông phun

Sự hài hòa ánh sáng

Khách tham quan ít lâu sau phát hiện công trình cũng là một đồng hồ mặt trời khổng lồ với sự tập hợp phong phú các kết cấu, góc cạnh, hình dạng và hốc tường ghi lại chính xác sự trôi qua của thời gian. Sự chuyển tiếp tia nắng mặt trời qua các góc cạnh thô thiển ở "mũi thuyền" phía Đông Nam sang vách ánh sáng phía Nam có vẻ như kéo dài vô tận. Từ lúc tinh mơ đến khi tối trời, công trình vẫn luôn thu hút sự chú ý của khách tham quan, liên tục thay đổi hình dáng và đặc điểm.


Ánh mặt trời rọi sáng hình dáng phong phú của nhà nguyện để ghi lại sự trôi qua của thời gian

Sự phối hợp hài hòa giữa ánh sáng và bóng tối thật kỳ thú tiếp tục diễn ra trong nội thất, nơi một bầu không khí dang thay đổi do tháp ánh sáng tạo ra với nhiều hướng khác nhau xác định thời gian thích hợp trong ngày nên sử dụng nhà nguyện nào trong số 3 nhà nguyện. Mái bê tông xù xì, chắn sáng, đá mượt mà lót nền, gỗ đẽo thô thiển làm băng ghế, cửa sổ lắp kính màu và cửa ra vào tráng men chịu nhiệt, tất cả đều kết hợp để tạo ra một bảng màu Palette phong phú giữa vật liệu và kết cấu.

Tác dụng phối hợp của mái treo, vách áng sáng và âm hưởng học đậm đà do các bề mặt cong tạo ra, đã làm cho nhà nguyện trở thành một khung cảnh rất hiện đại, thân mật, tráng lệ, khẳng định khả năng trực giác của Le Corbusier và cha Couturier.

H.T (Theo Kiến trúc thế giới hiện đại)
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video