Nhà vật lý nghĩ ra cách tạo màng lọc khẩu trang cấp độ N95 bằng máy làm kẹo bông

Khẩu trang có nhiều loại khác nhau, từ loại thủ công đến loại thương mại và loại dùng trong y tế. Sự khác biệt lớn nhất giữa chúng là chất lượng màng lọc để hấp phụ virus. Các loại khẩu trang vải tự chế hay khẩu trang thông thường đều không thể lọc các hạt chứa virus Covid-19. Thiết kế hiện có duy nhất có thể chặn các hạt chứa virus Covid-19 là khẩu trang tiêu chuẩn N95.

Điều này là do nó chứa một lớp màng lọc tích điện có thể thu hút và bẫy các giọt sol khí, các hạt chứa virus và vi khuẩn ở cấp độ hàng trăm nanomet. Thật không may, lớp polyme tích điện này được sản xuất bằng phương pháp quay điện công nghiệp tinh vi nên hơi khó (không phải là không thể) để tái tạo bằng cách sử dụng các vật liệu thông dụng. Đây cũng là lý do tại sao khẩu trang N95 đắt tiền và có nguồn cung không ổn định.

Tuy nhiên mới đây, Phó giáo sư Mahesh Bundy của Viện Khoa học Công nghệ Okinawa (OIST) đã đưa ra một phương pháp sản xuất khẩu trang lấy cảm hứng từ nguyên lý của lớp màng lọc tĩnh điện của khẩu trang N95. Đặc biệt, quá trình sản xuất dựa trên cách vận hành của... máy làm kẹo bông.

Máy làm kẹo bông gòn được cấu tạo bởi một hộp đựng nhỏ hình trụ bên trong có thể quay với tốc độ cao và một hộp đựng bên ngoài như thùng phuy lớn bao quanh nó. Hộp hình trụ nhỏ có các lỗ nhỏ để đường caramel được đẩy ra như kẹo bông. Phó giáo sư Bandy đã sửa đổi máy làm kẹo bông và sử dụng pin ô tô để tạo điện áp.

Thay vì đường, Bandy đã đổ polyme polypropylene dạng bột vào bình chứa hình trụ nhỏ. Loại polyme này có thể được làm từ nhựa polypropylene, là vật liệu tương tự như chai nhựa tái định hình PET. Khi vật chứa hình trụ bắt đầu quay, nó làm nóng polyme và tạo ra một khối bột gồm các sợi nano tích điện. Kết quả thu được sau khi ép phẳng là một loại vải sợi nano tích điện làm bằng polypropylene.


sợi nano tích điện (ảnh bên trái) và lớp tích điện của khẩu trang N95 (ảnh bên phải) khi so sánh dưới kính hiển vi điện tử cho thấy không có sự khác biệt về cấu trúc.

Sau đó, ông đã tạo ra một loại khẩu trang 5 lớp, bằng cách xếp xen kẽ 3 lớp vải sợi nano tích điện được tạo ra bằng phương pháp này và 2 loại vải sợi nano không tích điện. Kết quả thử nghiệm cho thấy khẩu trang này có cùng mức hiệu suất diệt virus tương tự khẩu trang N95.

Mahesh Bundy đang nghiên cứu về đơn vị vật lý phi tuyến và phi cân bằng và toán học ứng dụng vào các vấn đề sinh học tại OIST. Vào tháng 5/2020, với tư cách là thành viên của nhóm nghiên cứu quốc tế về Covid-19, ông cũng đã đóng góp một bài báo nghiên cứu giải thích nguy cơ lây lan Covid-19 của những người mang mầm bệnh không có triệu chứng.

Cập nhật: 04/12/2020 Theo Pháp luật và bạn đọc
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video