Nhật Bản đã phóng thành công tên lửa mới Epsilon

Chiều 14/9, Cơ quan Thám hiểm Hàng không vũ trụ Nhật Bản (JAXA) cho biết đã phóng thành công tên lửa mới Epsilon sử dụng nhiên liệu rắn, mang theo một kính viễn vọng quan sát không gian.

>>> Nhật hoãn phóng tên lửa Epsilon trước giờ định 19 giây

Tên lửa mới đầu tiên của Nhật Bản trong 12 năm trở lại đây đã rời bệ phóng ở Trung tâm Không gian Uchinoura, tỉnh Kagoshima miền Bắc Nhật Bản vào 14 giờ 15, giờ địa phương.

Epsilon mang theo kính thiên văn vũ trụ SPRINT-A, kính viễn vọng không gian đầu tiên có thể quan sát các hành tinh xa xôi bao gồm Sao Kim, Sao Hỏa và Sao Mộc từ quỹ đạo của nó quanh Trái Đất.


Ảnh: scmp.com

Theo JAXA, đặc trưng của Epsilon là chi phí chế tạo rẻ, chỉ vào khoảng 20,5 tỷ yen (206 triệu USD) trong khi chi phí phóng là 5,3 tỷ yen (53 triệu USD), bằng một nửa so với tên lửa H-2A chủ chốt của Nhật Bản.

Chi phí rẻ giúp cho Nhật Bản có thể thực hiện các vụ phóng thường xuyên bằng tên lửa Epsilon để đưa những vệ tinh nhỏ lên vũ trụ phục vụ công tác nghiên cứu hay quan sát Trái Đất.

Ngoài ra, tên lửa Epsilon còn có khả năng kiểm tra tự động, giảm thời gian chuẩn bị phóng từ 6 tuần xuống còn 1 tuần và giảm số công nhân thực hiện việc phóng nhờ chức năng "kiểm soát phóng tự động".

Tên lửa Epsilontên lửa đẩy 3 tầng dài 24,4 mét và nặng 91 tấn, kích thước chỉ bằng một nửa so với tên lửa H-2A. Epsilon là thế hệ kế tiếp của tên lửa M-5 đã ngừng chế tạo từ năm 2006 do chi phí cao.

Vụ phóng tên lửa Epsilon chiều 14/9 được thực hiện sau hai lần hoãn hồi tháng 8 vừa qua vì lý do kỹ thuật.

Theo TTXVN/Vietnam+
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video