Nhật đã đánh giá thấp nguy cơ sóng thần

Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) kết luận Nhật Bản đã coi nhẹ nguy cơ sóng thần trong quá trình thiết kế và vận hành nhà máy điện hạt nhân Fukushima I.

BBC cho biết, sau khi làm việc trong một tuần ở Nhật Bản, đoàn thanh sát viên quốc tế của IAEA đã lập bản dự thảo báo cáo về cuộc khủng hoảng tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima I. Báo cáo chính thức sẽ được công bố tại một cuộc họp liên chính phủ ở trụ sở IAEA tại thủ đô Vienna của Áo trong tháng 6. Mục đích của nó là tăng cường an toàn hạt nhân trên toàn thế giới.

Đoàn thanh sát viên chỉ ra vấn đề lớn nhất đối với nhà máy Fukushima I là những người thiết kế và vận hành nhà máy đã không tính tới nguy cơ sóng thần vượt qua tường chắn sóng và làm hỏng những máy phát điện dự phòng. Tường chắn sóng có độ cao chưa tới 6 m, trong khi độ cao của sóng thần vào khoảng 14 m. Chính phủ Nhật Bản cũng từng thừa nhận điều này.

Nguy cơ sóng thần đối với nhiều nhà máy điện hạt nhân đã bị xem nhẹ. Lẽ ra những người thiết kế và điều hành nhà máy điện hạt nhân nên đánh giá đúng mức nguy cơ của mọi thiên tai và đề ra giải pháp phòng ngừa”, nhóm chuyên gia viết.


Sóng thần tràn về phía những thùng đựng dầu dành cho lò phản ứng số 5 của nhà máy điện hạt nhân Fukushima I vào ngày 11/3. Ảnh: AP.

Báo cáo cho rằng theo dõi sức khỏe và sự an toàn của công nhân làm việc trong nhà máy Fukushima I cũng như dân chúng là việc cần thiết.

Các thanh sát viên cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của cơ quan giám sát độc lập trong ngành công nghiệp hạt nhân. Nhiều người từng bày tỏ sự phản đối về việc Cơ quan An toàn Hạt nhân Nhật Bản trực thuộc Bộ Công nghiệp, trong khi Bộ Công nghiệp ủng hộ năng lượng hạt nhân.

Ông Goshi Hosono, một trợ lý của Thủ tướng Nhật Bản Naoto Kan, đã chấp nhận bản dự thảo báo cáo và nói chính phủ sẽ xem xét lại vấn đề giám sát an toàn hạt nhân.

Ngày 11/3, sóng thần do động đất tràn vào nhà máy điện hạt nhân Fukushima I ở đông bắc Nhật, phá hỏng các máy phát điện dự phòng khiến hệ thống làm mát của các lò phản ứng không hoạt động, dẫn đến nguy cơ các thanh nhiên liệu nóng chảy trong lõi lò phản ứng. Bất chấp sự phát tán của chất phóng xạ, các kỹ sư và công nhân trong nhà máy đã chạy đua với thời gian để ngăn chặn hiện tượng thanh nhiên liệu nóng chảy.

Theo Vnexpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video