Nhện khổng lồ xả thịt rắn - cảnh tượng khoa học chưa từng thấy bao giờ

Lần đầu tiên trong lịch sử, các nhà khoa học trông thấy nhện tarantula khổng lồ tấn công và xẻ thịt một con rắn to hơn nó nhiều lần.

Nhện giết rắn là cảnh tượng không quá hiếm gặp, vì rắn dù độc nhưng thậm chí có thể chết vì độc của chính mình nếu bị cắn phải. Chính vì thế, một số loài nhện độc thừa sức "xử đẹp" rắn.


Nhện tarantula có vẻ ngoài dữ tợn, nhưng không có nọc độc.

Tarantula thì khác. Đó là một chi nhện khổng lồ, có vẻ ngoài lông lá xù xì hung dữ, nhưng không hề có nọc độc. Do đó, tarantula giết được rắn là hiện tượng chưa khi nào được ghi nhận trong tự nhiên.

Vậy mà nó đã xảy ra rồi! Mới đây, các chuyên gia đã công bố trường hợp tarantula "xả thịt" rắn lần đầu tiên trong lịch sử.

Sự việc do Leandro Malta Borges - một sinh viên ĐH Santa Maria (Brazil) phát hiện ra, khi anh đang cùng bạn đi "săn" tarantula để nghiên cứu. Họ trông thấy một con tarantula khổng lồ trốn dưới một tảng đá. Và ngay dưới nó là xác của một con rắn.


Hình ảnh đang khiến nhiều người sửng sốt.

Đó là loài rắn Almaden (danh pháp Erythrolamprus almadensis). Loài rắn này không quá lớn, chỉ dài 40cm, nhưng như vậy là quá đủ để vượt xa tarantula về cả khối lượng lẫn kích cỡ.

Theo Borges, chưa từng có bằng chứng nào cho thấy tarantula có nọc độc. Điều đó chứng tỏ rằng nó chỉ dùng thuần sức mạnh, lợi dụng 2 chiếc răng dài 2cm và cơ hàm cực khỏe để giết chết con rắn.

"Việc nhện có thể săn được rắn to hơn nó gấp nhiều lần thực sự rất đáng kinh ngạc" - Borges chia sẻ. Thông thường, tarantula có thể xử được chim, ếch, thằn lằn, hoặc chuột mà thôi. Còn muốn giết được rắn, đó là chỉ khi con nhện kết hợp được cả 2 yếu tố: tơ nhện và độc.


Cái chết thảm thương của con rắn.

"Đã có ghi nhận nhện săn rắn, nhưng đó là những loài nhện độc cỡ "goá phụ đen", và phải dựa vào tơ nhện hoặc lợi thế về môi trường" - Borges cho biết.

Với phát hiện lần này, có vẻ như con người phải xem lại bảng xếp hạng sức mạnh của động vật hoang dã. Rõ ràng, loài nhện đáng nể hơn chúng ta tưởng rất nhiều.

Phát hiện được công bố trên tạp chí Herpetology Notes.

Cập nhật: 11/01/2017 Theo Trí Thức Trẻ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video