Nhiều phát hiện bất ngờ từ bụi sao chổi

Theo kết quả phân tích các mẫu bụi sao chổi được tàu vũ trụ Stardust của Mỹ mang về từ vũ trụ đã gây bất ngờ trong giới khoa học. Các bụi sao chổi này chứa khoáng chất Olivine giàu mage và nhiều loại khoáng chất khác giàu canxi, nhôm, titan và là những khoáng chất được hình thành ở nhiệt độ rất cao.

Các khoáng chất này được hình thành ở những khu vực gần Mặt Trời hoặc bên trong Mặt Trời, song đã chuyển động ra tận khu vực lạnh nhất ở rìa hệ Mặt Trời, là nơi nhiều sao chổi được hình thành. Olivine là khoáng chất phổ biến nhất trong vũ trụ và là thành phần chủ yếu của cát xanh có ở nhiều nơi trên bãi biển Hawaii.

Giới thiên văn Mỹ khẳng định những phát hiện bất ngờ từ những mẫu bụi sao chổi trên đã mở ra một hướng mới trong công tác nghiên cứu vũ trụ. Thành phần sao chổi là các chất phức hợp được hình thành ở những nhiệt độ khác nhau từ siêu cao đến siêu lạnh.

Tàu vũ trụ của Mỹ đã bay vào gần sao chổi Wild 2 tới 250 km trong tháng 1/2004 và đã kết thúc chuyến hành trình trong vũ trụ kéo dài 7 năm sau khi hạ cánh xuống sa mạc Utah (Mỹ) vào ngày 15/1/2006. Stardust đã mang về những mẫu bụi sao chổi được coi là không hề thay đổi trong vòng 4,6 tỷ năm sau khi hình thành hệ Mặt Trời.





Theo VTV/TTXVN
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video