Nhìn lại trạm vũ trụ ISS sau 15 năm hoạt động

Ngày 2/11 vừa qua đánh dấu 15 năm kể từ khi những phi hành gia đầu tiên bắt đầu cư trú trong không gian, trên Trạm vũ trụ Quốc tế (ISS). Ngày 2 tháng 11 năm 2000, tên lửa Soyuz của Nga cập bến Trạm không gian quốc tế mang theo Đội bay số 1 (Expedition 1), với phi hành gia thuộc NASA là William Shepherd, bên cạnh phi hành gia Yuri Gidzenko và Sergei Krikalev người Nga.

Một số sự kiện và đặc điểm nổi bật trong suốt 15 năm qua trên ISS

Trong 136 ngày, 17 giờ, 9 phút, họ đã sống trong một không gian tù túng, lặng lẽ di chuyển xung quanh Trái đất với vận tốc không quá 28.000km/h và chỉ cách mặt đất khoảng 400 cây số. Nhắm đến mục tiêu ban đầu là cung cấp cho chúng ta cái nhìn rõ ràng, chi tiết hơn về tác động của môi trường không trọng lực đối với cơ thể con người cũng như các yếu tố khác, cho đến nay, những đột phá trong nghiên cứu mà các nhà khoa học trên ISS mang lại vô cùng ấn tượng và giá trị.

Được biết phi hành đoàn hiện tại đang làm việc trên Trạm không gian Quốc tế là Expedition 44, trong đó phi hành gia Scott Kelly của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Hoa Kỳ (NASA) đang nắm giữ kỷ lục là người ở lâu nhất trên ISS với 383 ngày. CNN cho rằng đó là tiền đề cho việc đưa con người lên sao Hỏa trong tương lai. Tính đến nay, đã có hơn 220 người đến từ 17 quốc gia khác nhau đặt chân lên trạm.

Kích thước

Trạm vũ trụ Quốc tế được hoàn thành bởi sự hợp tác của 16 quốc gia, trong đó bao gồm Mỹ, Canada, Nhật Bản, Nga, Brazil, Bỉ, Đan Mạch, Pháp, Đức, Ý, Hà Lan, Na Uy, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Thụy Sĩ và Anh. Với cân nặng khoảng 453.000 kg, nó có kích thước tương đương với một sân bóng đá. Các nhà khoa học ví môi trường của trạm cũng giống như khoang của máy bay Boeing 747. Bộ phận lắp ghép đầu tiên là Zarya được tên lửa Proton của Nga đưa lên vào năm 1998. Kể từ khi Expedition 1 đến, đã có rất nhiều bộ phận khác được vận chuyển và ghép vào.

Sự kỳ diệu

Chỉ tốn 90 phút để xoay quanh Trái Đất, các phi hành gia trên Trạm vũ trụ Quốc tế có "cơ hội" ngắm bình minh, rồi lại hoàng hôn chỉ trong vòng 45 phút. Tức là mỗi ngày, họ sẽ được chiêm ngưỡng quá trình mọc - lặn của Mặt trời cỡ 15 lần.

Trong số những người từng tham gia hoạt động trên ISS, phi hành gia người Canada Chris Hadfield được mệnh danh là người đàn ông "đình đám", với những video gây ấn tượng mạnh của mình. Trên thực tế, nhiều người biết đến Chris Hadfield sau khi ông đăng tải đoạn phim hát bài Space Oddity trên trạm ISS.

"Mọi thứ dường như trôi qua một cách âm thầm, với những màu sắc và cấu trúc mê hoặc, ngay cạnh bạn. Và nếu dời mắt đi một chút, nhìn xuống bên dưới cánh tay và bạn sẽ thấy tất cả mọi thứ, đó là một màn đêm sâu thẳm, với một kết cấu khiến bạn cảm thấy như có thể chạm vào. Khi đó, bạn đang nắm giữ trên tay của mình...một liên kết đến 7 tỷ người khác".

Những đổi mới trên trạm không gian và mối liên kết chặt chẽ đến Trái Đất

Có tổng cộng 3 mô-đun phòng thí nghiệm hoạt động trên trạm ISS, một từ Hoa Kỳ, một từ Liên minh châu Âu và một từ Nhật Bản. Ngoài hàng trăm thí nghiệm được thực hiện trong 15 năm qua, những đổi mới công nghệ được thiết kế cho trạm cũng đã được chuyển giao về Trái đất để hỗ trợ cho con người, đặc biệt là các vấn đề về sức khỏe và y học, NASA cho biết.

Cụ thể, hệ thống lọc thiết kế cho sự sống ngoài không gian hiện đang giúp đỡ cho rất nhiều người trên thế giới có cơ hội tiếp cận với nước sạch. Thiết bị siêu âm nhỏ gọn được phát triển cho việc sử dụng trên trạm đưa đến sự ra đời của các dụng cụ cầm tay có thể đưa ra chuẩn đoán một cách tiện lợi cho bệnh nhân. Cánh tay robot làm việc trên trạm không gian đã được điều chỉnh để thực hiện những công việc trên Trái đất như phẫu thuật.

Những thăng trầm

Rất nhiều sự kiện đã xảy ra trong suốt 15 năm, trong đó, có những dấu ấn ngoạn mục lên đến đỉnh điểm, và cũng có những thời khắc vô cùng thê thảm.

Vào tháng 8/2003, phi hành gia Yuri Malenchenko cưới vị hôn thê Ekaterina Dmitriev của mình ngay trên không gian. Họ trao nhau những lời hẹn ước qua đường dây nóng. Năm 2007, trạm vũ trụ đón một hành khách mới, Charles Simonyi, thành viên của phi hành đoàn Expedition 15. Ông ở trên trạm trong 12 ngày trước khi trở về Trái đất với một người thuộc phi hành đoàn Expedition 14.


Sự kiện tàu vũ trụ Columbia nổ tung khi trên đường trở về Trái Đất vào năm 2003 trở thành một thảm họa đối với ngành hàng không vũ trụ của Mỹ và cả thế giới. Vụ nổ cướp đi sinh mạng của cả 7 nhà du hành. ​

Tháng 6/2007, máy tính của trạm hỏng hóc nghiêm trọng. Thiết bị này đóng vai trò kiểm soát, điều hướng và quản lý việc sản xuất oxy cho ISS. Phi hành đoàn đã dự định sử dụng tàu con thoi Atlantis để quay về Trái Đất khi tình trạng của chiếc chiếc máy tính ngày càng trầm trọng. Tuy nhiên ngay sau đó, vấn đề được tìm thấy và họ đã khắc phục được sự cố.

Trong những lần xảy ra căng thẳng chính trị giữa các quốc gia thành viên ở Trái đất, đặc biệt là giữa Nga và Hoa Kỳ, sự hợp tác trên trạm không gian vẫn vô cùng mạnh mẽ. "Đó là kế hoạch chi tiết cho sự hợp tác toàn cầu", NASA khẳng định. "Nó tạo điều kiện cho một sự hợp tác đa quốc gia, nhằm chia sẻ những tiến bộ để hướng đến mục tiêu chung trong sứ mệnh thăm dò không gian".

Theo Tinh Tế
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video