Trong cuộc họp của Hội đồng tư vấn NASA diễn ra hồi đầu tháng này, người đứng đầu các chuyến bay vào vũ trụ của con người - ông William Gerstenmaier, cho biết: "Chúng tôi sẽ rời khỏi ISS càng sớm càng tốt", theo Ars Technica. Sau khi từ bỏ vị trí của mình trên trạm không gian, Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Hoa Kỳ hy vọng có thể quay trở lại điểm đến mà các phi hành gia đã không tiếp cận thêm lần nào kể từ năm 1972: Mặt trăng.
Hiện vẫn chưa có thông tin nào rõ ràng cho thấy liệu các phi hành gia có đặt chân lên mặt trăng hay không. Tuy nhiên, có một điều rõ ràng là NASA muốn phóng phi thuyền có người lái vào quỹ đạo xung quanh mặt trăng (vùng không gian giữa trái đất và mặt trăng) vào cuối những năm 2020. Rời khỏi ISS, các phi hành gia có thể trải qua từng ngày từ Trái đất. Họ cũng sẽ được lá chắn của hành tinh bảo vệ an toàn, khỏi hầu hết các bức xạ năng lượng cao nguy hiểm từ mặt trời.
Duy trì sự có mặt trên ISS quả thực rất tốn kém đối với NASA. (Ảnh: NASA).
Những yếu tố này khiến các phi hành gia sống tốt hơn, cả về tâm lý lẫn sinh lý và chuẩn bị cho những chuyến đi đến sao Hỏa. Lưu trú dài ngày trong không gian giữa Trái đất và Mặt trăng sẽ là bước tiếp theo trong quá trình đưa con người lên sao Hỏa. Đối với NASA, ISS (International Space Station) là một nỗ lực tốn kém. Trong năm 2015, cơ quan không gian này đã tốn 3 tỷ USD cho Trạm vũ trụ Quốc tế, chiếm 1/6 tổng số 18 tỷ đô tiền ngân sách. Không những thế, các chi phí này còn được dự báo sẽ tăng trong vài năm tới.
NASA không đủ khả năng để vừa duy trì sự hiện diện của họ trên ISS, vừa thực hiện các kế hoạch của mình để theo đuổi mục tiêu cuối cùng là Mặt trăng hoặc sao Hỏa. Họ bắt buộc phải lựa chọn, và Gerstenmaier, người sở hữu tiếng nói có trọng lượng ở cơ quan vũ trụ NASA, cũng đã có những quyết định rất rõ ràng. Theo kế hoạch, NASA sẽ tiếp tục quan hệ đối tác trên ISS đến năm 2024.