Nhóm nghiên cứu Trung Quốc đề xuất hệ thống phòng thủ hạt nhân đối phó tiểu hành tinh

Nhóm nhà nghiên cứu Trung Quốc đề xuất phát triển hệ thống phòng thủ hạt nhân toàn cầu để đối phó các tiểu hành tinh đe dọa Trái đất.

Theo Đài RT hôm 28-8, các nhà khoa học từ chương trình thám hiểm không gian sâu của Trung Quốc mới đây cho rằng vũ khí hạt nhân có thể là phương tiện tốt nhất để bảo vệ Trái đất khỏi các tiểu hành tinh.


Các nhà nghiên cứu Trung Quốc cho rằng vũ khí hạt nhân có thể cứu Trái đất trước các tiểu hành tinh - (Ảnh minh họa: RT/GETTY IMAGES).

Trong bài báo công bố trên tạp chí SCIENTIA SINICA Technologica của Trung Quốc vào tháng này, nhóm nghiên cứu cảnh báo rằng mặc dù công nghệ phát hiện vật thể gần Trái đất đã đạt được các tiến bộ gần đây, nhưng vẫn có thể xảy ra sai sót. Điều này đồng nghĩa con người cần phải chuẩn bị để đối phó các mảnh vỡ không gian.

Các nhà nghiên cứu Trung Quốc đã phân tích nhiều phương pháp phòng thủ khác nhau và tính khả thi của chúng trong việc bảo vệ Trái đất khỏi các tiểu hành tinh có kích thước, mật độ và thời gian cảnh báo khác nhau.

Họ nhận thấy rằng trong thời gian ngắn, chẳng hạn một tuần trước khi va chạm, các đầu đạn hạt nhân sẽ là thứ duy nhất có khả năng làm thay đổi quỹ đạo của tiểu hành tinh để tránh va chạm.

Dựa trên phân tích của mình, nhóm nhà nghiên cứu đề xuất giải pháp tốt nhất để đối phó các mối đe dọa do tiểu hành tinh gây ra là phát triển một hệ thống phòng thủ hạt nhân toàn cầu.

Hệ thống này cần bao gồm các bệ phóng nhanh có khả năng đưa đầu đạn hạt nhân từ mặt đất vào không gian trong vòng 7 ngày đến một tháng. Hệ thống cũng cần được trang bị các tên lửa có khả năng tấn công chính xác.

Ngoài ra, hệ thống này cần cho phép triển khai trước đầu đạn hạt nhân trên quỹ đạo để chờ trong thời gian dài hơn 10 năm.

Nổ hạt nhân gây ô nhiễm phóng xạ không gian

Tuy nhiên, trên thực tế các nhà nghiên cứu Trung Quốc cho rằng ý tưởng nói trên đang gặp các thách thức.

Thứ nhất, hiện tại không có quốc gia nào có khả năng phóng đầu đạn hạt nhân vào không gian sâu, và điều này có nghĩa cần phải phát triển các hệ thống phóng mới.

Thứ hai, Trung Quốc và hầu hết các quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân trên thế giới đều tham gia Hiệp ước Không gian vũ trụ năm 1967 và Hiệp ước Cấm thử hạt nhân toàn diện, vốn cấm các bên ký kết triển khai vũ khí hủy diệt hàng loạt trong không gian.

Thứ ba, các vụ nổ hạt nhân gây ra ô nhiễm phóng xạ ngay cả trong không gian, có thể tác động xấu tới Trái đất và các thiên thể ở gần.

Do đó, các nhà khoa học nói trên kết luận rằng mặc dù một vụ nổ hạt nhân "có khả năng tự vệ đáng kinh ngạc" trong trường hợp này, nhưng tốt hơn con người nên khám phá các công nghệ khác có khả năng đối phó tiểu hành tinh, chẳng hạn như vũ khí laser công suất cao.

Cập nhật: 03/09/2024 Tuổi Trẻ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video