Những bức ảnh ấn tượng về Hỏa tinh năm 2022

Hình ảnh từ các vệ tinh quỹ đạo, tàu thăm dò trong năm 2022 mang đến những góc nhìn mới về Hỏa tinh.


Ảnh chụp bởi tàu thăm dò quỹ đạo Mars Express cho thấy Valles Marineris, hệ thống thung lũng dài gấp 10 lần, rộng gấp 20 lần và sâu gấp 5 lần so với hẻm núi hùng vĩ Grand Canyon trên Trái đất. Hình ảnh trên cao chứng tỏ địa hình Hỏa tinh đa dạng và hiểm trở hơn những gì con người nhìn thấy từ các tàu thăm dò mặt đất. (Ảnh: ESA).


Những cơn bão bụi tại cực Bắc của Hỏa tinh, được chụp bởi Mars Express. Nhìn vào ảnh, những đám mây của “hành tinh đỏ” (trái) có cấu trúc tương tự mây trên Trái đất. Điều đó cho thấy bên cạnh những điểm khác biệt, 2 hành tinh vẫn có một số chi tiết tương đồng. (Ảnh: ESA, EUMETSET).


Vào tháng 6, tàu thăm dò mặt đất Perseverance của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) đã chụp ảnh khu vực thuộc đồng bằng Jezero. Phía trái tấm ảnh xuất hiện phiến đá với viên đá tròn nằm cân bằng phía trên. Ở Trái đất, dạng đá này được gọi là "đá chênh vênh cân bằng" (Precariously Balanced Rock - PBR). (Ảnh: NASA).


Bề mặt Hỏa tinh
dưới góc nhìn của camera hồng ngoại gần (NIRCam) trên kính viễn vọng James Webb. Các khu vực được quan sát gồm miệng núi lửa Huygens, lưu vực Hellas và Syrtis Major - “điểm tối” tại ranh giới giữa vùng đất thấp và cao của Hỏa tinh. (Ảnh: NASA).


Tàu thăm dò Curiosity chụp ảnh một khối đá kỳ lạ trên núi Sharp vào tháng 5. Nhiều giả thuyết cho rằng đây là lối vào căn cứ của người ngoài hành tinh. Tuy nhiên theo NASA, đây chỉ là vết nứt tự nhiên của một tảng đá, cao khoảng 30 cm. (Ảnh: NASA).


Ảnh chụp bởi camera quỹ đạo High Resolution Imaging Experience (HiRISE) thuộc Vệ tinh Trinh sát Hỏa tinh (Mars Reconnaissance Orbiter - MRO) cho thấy vết lõm trên bề mặt "hành tinh đỏ", tạo ra bởi một thiên thạch không gian vào ngày 24/12/2021. (Ảnh: NASA).


Camera khác trên MRO có tên Context Camera đã so sánh khu đất trước và sau vụ va chạm. Theo Gizmodo, thiên thạch rơi xuống vùng bằng phẳng có tên Amazonis Planitia. Chấm đen bên trái là vị trí thiên thạch rơi xuống, ảnh hưởng từ vụ va chạm lan ra các vùng xung quanh. (Ảnh: NASA).


Vào tháng 7, camera trên tàu thăm dò Perseverance chụp ảnh một vật thể giống sợi dây rối trên Hỏa tinh. Theo NASA, đây là mảnh rác sót lại từ quá trình tàu thăm dò hạ cánh xuống bề mặt, dù không thể xác nhận đó là bộ phận nào. (Ảnh: NASA).


Trực thăng Ingenuity đã chụp những gì còn sót lại từ chiếc dù giúp Perseverance đáp xuống Hỏa tinh. Tàu thăm dò hạ cánh vào tháng 2/2021, mảnh rác được tìm thấy vào tháng 4 năm nay. So với những thiết bị quan sát cũ hơn, Ingenuity cho chất lượng ảnh khá rõ nét. (Ảnh: NASA).


Ảnh chụp bởi tàu đổ bộ InSight vào ngày 4/5, thời điểm máy đo địa chấn phát hiện động đất mạnh trên Hỏa tinh. Cường độ động đất là 5 độ Richter, tương đương mức con người có thể cảm nhận nhưng chỉ gây thiệt hại nhỏ. (Ảnh: NASA).


Các mảng đá tại núi Sharp được ghi nhận bởi tàu thăm dò Curiosity. Giới khoa học cho rằng Hỏa tinh từng có nước, những lớp đá xói mòn cho thấy nước có thể chảy qua khu vực này trong quá khứ. (Ảnh: NASA).


Bức ảnh cuối cùng của InSight cho thấy bụi trên Hỏa tinh bao phủ những tấm pin Mặt trời, khiến năng lượng trên tàu đổ bộ dần cạn kiệt. Đội ngũ vận hành InSight đã tắt camera để kéo dài thời gian hoạt động. Tàu đổ bộ này đã mất liên lạc với Trái đất từ ngày 19/12, đặt dấu chấm hết cho sứ mệnh sau hơn 4 năm hoạt động. (Ảnh: NASA).

Cập nhật: 31/12/2022 Zing
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video