Trái đất của chúng ta quá nhỏ bé so với sự rộng lớn của không gian bên ngoài hành tinh nên bạn phải căng mắt ra mới nhìn thấy được.
Trái đất thật nhỏ bé trong vũ trụ
Hình ảnh vũ trụ đáng kinh ngạc này được chụp bởi tàu vũ trụ Cassini của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) năm 2013, cho thấy Trái đất (chỗ mũi tên nhỏ màu trắng) vô cùng nhỏ bé trong hệ Mặt trời.
Chấm xanh trong hình là toàn bộ diện tích của Bắc Mỹ khi so sánh với Vết Đỏ Lớn trên sao Mộc. Cơn bão khổng lồ của sao Mộc trông như có thể hoàn toàn nuốt chửng toàn bộ lục địa.
Vành đai rộng lớn của sao Thổ là một cảnh tượng đẹp trong vũ trụ, nó to lớn đến mức áp đảo Trái đất.
Vành đai của sao Thổ có thể chứa vừa 6 Trái đất trong nó.
Ngọn núi lửa cao nhất trong hệ Mặt trời là Olympus Mons ở trên sao Hỏa. Nếu núi lửa này xuất hiện trên Trái đất, nó sẽ chiếm diện tích toàn bộ tiểu bang Arizona của Mỹ.
Mặt trăng Europa của sao Mộc nhỏ hơn Trái đất bốn lần, nhưng các nhà khoa học nghĩ rằng nó có nhiều nước hơn so với tất cả các đại dương của Trái đất.
Mặt trời có chứa 99,86% vật chất trong hệ Mặt trời và đủ lớn để chứa 1,3 triệu Trái đất bên trong nó
Dải Ngân hà Milky Way của chúng ta, chứa khoảng 100.000 thiên hà lớn nhỏ trong đó và có khối lượng lớn bằng hàng nghìn triệu mặt trời chỉ là một dấu chấm đỏ so với tổng diện tích của cụm thiên hà “siêu khủng” Laniakea.