navigation

Những bức ảnh đau lòng nhất thế giới

Những bức ảnh này chạm đến trái tim của mọi người trên thế giới bởi chúng quá bi thảm và tàn khốc.

1. Vụ khủng bố ngày 11/09/2001 tại Mỹ

Vào buổi sáng ngày 11/09/2001, hai chiếc máy bay thương mại đã đâm sầm vào hai tòa tháp đôi ở Trung tâm thương mại thế giới tại thành phố New York, Mỹ. Đau lòng thay đó không phải là một tai nạn mà là kế hoạch tấn công Hoa Kỳ của trùm khủng bố Al Qaeda.


Vụ khủng bố vào ngày 11/09/2001 tại Mỹ.

Vụ tấn công đã khiến cho toàn bộ hành khách trên máy bay cùng 2.974 nạn nhân vô tội tại Trung tâm thương mại thế giới phải bỏ mạng. Hơn 90 quốc gia đã mất đi những công dân ưu tú của nước mình và thị trường chứng khoán phải đóng cửa trong một tuần lễ. Đây quả thực là một ngày đen tối nhất trong lịch sử Hoa Kỳ.

2. Vụ bê bối ở nhà tù Abu Ghraib, Iraq

Đầu năm 2004, hình ảnh của những vụ tra tấn, cưỡng hiếp, sát hại tàn nhẫn tù nhân ở nhà tù khét tiếng Abu Ghraib, Iraq đã khiến cho toàn thế giới phải chấn động và ghê rợn trước sự độc ác của một số quân nhân Mỹ.

Vụ bê bối này đã khiến cựu tổng thống Mỹ George W.Bush phải thừa nhận đó là sai lầm lớn nhất của chính quyền Mỹ trong cuộc chiến ở Iraq. Hiện tại nhà tù này đã bị đóng cửa và chuyển giao cho Iraq kiểm soát từ tháng 2/2009 với tên gọi Nhà tù Trung tâm Baghdad.

3. Em bé Afghanistan cô đơn trong cơn bão

Hinh ảnh em bé cô đơn trong cơn bão bụi đang nép mình dưới túp lều khiến nhiều người phải rớt nước mắt vì thương cảm.

Với hình ảnh này, người ta nhận thấy sự tàn nhẫn của chiến tranh và cuộc sống của những người dân phải rời bỏ đất nước của mình để đến các trại tỵ nạn.

4. Rò rỉ hóa chất ở Bhopal, Ấn Độ

Vào năm 1984, vụ rò rỉ 40 tấn hóa chất cực độc MIC (methyl isocyante) từ nhà máy Union Carbide ở trung tâm thành phố Bhopal của Ấn Độ đã giết chết hơn 35.000 người chỉ trong vài giờ và gây bệnh tật kéo dài cho hàng trăm ngàn người khác.

Sau vụ rò rỉ, những chiếc đầu lâu của người đã qua đời được đưa ra nghiên cứu. Kết quả cho thấy hóa chất cực độc này đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng tại não bộ của con người. Bên cạnh đó, cây cối và các loài động vật trong khu vực cũng phải hứng chịu hậu quả nặng nề này khi chỉ trong vài ngày, hàng loạt động thực vật đã chết.

15 năm sau thảm họa tràn khí gas thảm khốc nhất lịch sử, tòa án tối cao Ấn Độ đã đưa ra phán quyết cuối cùng với những bị cáo liên quan tới vụ việc đã cướp đi sinh mạng của 35.000 người và làm hơn nửa triệu người khác bị thương tật suốt đời.

Có lẽ sau hơn 10 năm đấu tranh bền bỉ với hàng loạt cuộc biểu tình do những người tàn tật vẫn còn sống và thân nhân của các nạn nhân bị thiệt mạng tổ chức, cuối cùng, công lý cũng được trả lại cho cả thành phố Bhopal.

5. Nạn đói khủng khiếp ở Biafra

Khi người Igbos ở phía Đông Nigeria tuyên bố giành độc lập vào năm 1967, chính quyền Nigeria đã quyết định phong tỏa đất nước non trẻ Biafra.

Hậu quả để lại là hơn 1 triệu người đã chết đói còn trẻ em thì mắc bệnh suy dinh dưỡng nặng khi tay chân thì teo đi còn bụng thì nhô ra.

6. Vụ cháy ở Boston

Vào ngày 22/07/1975, Stanley J. Forman đang làm việc tại phòng tin tức của tờ Boston Heral American thì nhận được tín hiệu của cảnh sát về vụ cháy lớn ở phố Marlborough.


Hình ảnh kinh hoàng của vụ cháy ở Boston.

Ngay lập tức phóng viên này đã tới hiện trường và chứng kiến cảnh các đội cứu hỏa đang cố gắng dập tắt những ngọn lửa điên cuồng đang nhăm nhe nuốt chửng mọi thứ.

7. Vụ thảm sát ở trại tập trung Buchenwald

Vào năm 1937, phát xít Đức đã xây dựng trại tập trung Buchenwald tại Weimar, Đức. Từ năm 1937 tới khi được giải phóng vào năm 1945, hơn 43 ngàn người Do Thái đã bị hành hình.


Xác người chồng chất ở trại tập trung Buchenwald.

Trại tập trung Buchenwald đã trở thành vết nhơ trong lịch sử nước Đức và là một bằng chứng xác thực cho thấy sự tàn bạo của phát xít Đức đối với người Do Thái trên thế giới.

8. Đám tang của một em bé vô danh

Bức ảnh đám tang của một em bé vô danh cho thấy hình ảnh tàn khốc sau vụ rò rỉ hóa chất ở Bhopal, Ấn Độ của công ty Union Carbide.


Hình ảnh đám tang của em bé vô danh sau vụ tràn hóa chất.

Hình ảnh trên lại một lần nữa cho thấy mặt trái của công nghệ hóa khi tình trạng an toàn vẫn chưa được quan tâm đúng mức.

9. Bức ảnh chạy trốn bom napalm của em bé Việt Nam

Hình ảnh 5 đứa trẻ Việt Nam vẻ mặt khiếp đảm chạy trốn một cuộc bỏ bom napalm. Đáng thương nhất là cô bé giữa khuôn hình, Kim Phúc đang trần truồng, gào khóc với cánh tay gầy gò xương xẩu.


Những em bé Việt Nam chạy trốn cuộc dội bom napalm.

Bức ảnh chạm đến trái tim của những người yêu hòa bình trên khắp thế giới.Tấm ảnh này đã góp phần thay đổi nhận thức của nhiều người về cuộc chiến tranh mà Mỹ tiến hành ở Việt Nam, khiến phong trào phản chiến thêm mạnh mẽ.

10. Hòa thượng tự thiêu để phản đối chính quyền

Một trong những sự kiện chấn động thế giới là việc hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu để phản đối chính sách đàn áp đạo Phật của chính quyền Ngô Đình Diệm trong cuộc biểu tình ngày 11 tháng 6 năm 1963 tại góc đường Phan Đình Phùng và Lê Văn Duyệt (nay là CMT8 – Nguyễn Đình Chiểu).


Hòa thượng Thích Quảng Đức đã tự thiêu để phản đối chính sách đàn áp đạo Phật.

Ngay lập tức, hành động này đã khiến cả thế giới sửng sốt và gây ra sức ảnh hưởng rất lớn đến chính trị và truyền thông. Nhiều nhân chứng cho biết khi tự thiêu hòa thượng Thích Quảng Đức không hề cử động hay rên la trong khi đám đông khóc nức nở xung quanh.

11. Kền kền chờ ăn thịt em bé

Được trao giải Pulitzer 1994, bức ảnh ghi lại khoảnh khắc một em bé ở Sudan sắp chết đói đang cố lết về phía trại phân phát lương thực của Liên Hợp Quốc cách đó khoảng một km. Cách đó không xa, một con kền kền đang chờ em bé chết để ăn thịt. Bức ảnh khiến cả thế giới bàng hoàng.


Bức ảnh ghi lại cảnh kền kền đang chờ em bé ở Sudan chết đói để ăn thịt.

Không ai biết điều gì xảy ra với em bé sau đó. Cả nhiếp ảnh gia cũng không biết bởi anh rời đi sau khi chụp ảnh. Nhiều người lên án sự lạnh lùng sau ống kính của tác giả. Chính vì vậy, ba tháng sau khi chụp bức ảnh này, nhà nhiếp ảnh Kevin Carter đã tự tử vì trầm cảm.

12. Người Do Thái cuối cùng ở Vinnitsa

Bức ảnh này được tìm thấy trong một album cá nhân của một chiến sỹ Einsatzgruppen. Nó được đề tên “The last Jew of Vinnitsa” (Người Do Thái cuối cùng ở Vinnitsa) ngay phía sau tấm ảnh.

Bức ảnh cho thấy một người lính Einsatzgruppen chuẩn bị bắn chết người Do Thái đang quỳ trước ngôi mộ tập thể ở Vinnitsa, Ukraine vào năm 1941. Có khoảng 28.000 người Do Thái sinh sống ở đó đã bị giết cùng một thời gian.

13. Hình ảnh hai thanh niên da đen bị treo cổ

Bức ảnh này được chụp vào năm 1930 sau khi hai người đàn ông da đen trẻ tuổi ở Ấn Độ bị buộc tội cưỡng hiếp một cô gái da trắng và sát hại bạn trai của cô. Họ bị treo cổ trong vòng vây của khoảng 10.000 người. Khuôn mặt của đám đông đã nói lên tất cả mọi điều. Người đàn ông thứ 3 được cứu sống bởi chú của cô gái đã nói rằng họ vô tội.


Hai người đàn ông vô tội bị treo cổ trong niềm hân hoan của đám đông.

Bức ảnh cho thấy thi thể bị tra tấn dã man của hai người đàn ông bị kết án oan cùng vẻ mặt hân hoan của đám đông đã cho thấy sự phân biệt chủng tộc tàn nhẫn và khiến cả thế giới phải bàng hoàng.

Cập nhật: 13/01/2017 Tổng hợp