Những bức ảnh thiên văn đẹp nhất năm 2017

Cuộc thi nhiếp ảnh thiên văn năm 2017 nhận được hơn 3.800 bài dự thi đến từ hơn 90 quốc gia khác nhau trên thế giới.


Artem Mironov, nhiếp ảnh gia người Nga, đánh bại hàng nhìn nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp và nghiệp dư từ khắp nơi trên thế giới để giành chiến thắng trong cuộc thi Insight Astronomy Photographer năm 2017, do Đài thiên văn Hoàng gia Greenwich, Anh, phối hợp tổ chức cùng Insight Investment và Tạp chí Bầu trời đêm của BBC, International Business Timeshôm 15/9 đưa tin.

Bức ảnh của Artem Mironov chụp Cụm đám mây Rho Ophiuchi, hay còn gọi là đám mây phân tử Rho Ophiuchi, nằm cách chúng ta 460 năm ánh sáng trong chòm sao Xà Phu (Ophiuchus). Đây là một trong những khu vực hình thành sao gần hệ Mặt Trời nhất. (Ảnh: Artem Mironov).


Bức ảnh chụp tinh vân NGC 281, hay tinh vân Pacman, của nhiếp ảnh gia Andriy Borovkov người Ukraine có màu xanh dương rực rỡ, bao quanh bởi màu da cam hơi mờ. Hình ảnh được chụp tại thị trấn nhỏ Elmshorn, Đức, vào giữa tháng 8 và tháng 9 năm 2016. (Ảnh: Andriy Borovkov).


Một nhà thiên văn học đang nhìn chằm chằm vào các ngôi sao trong dải Ngân hà, hay thiên hà Milky Way, tại Công viên Quốc gia Los Glaciares, Argentina. Đây là tác phẩm của Yuri Zvezdny, nhiếp ảnh gia người Nga. (Ảnh: Yuri Zvezdny).


Kamil Nureev, nhiếp ảnh gia người Nga, ghi lại hình ảnh ánh sáng cực quang màu xanh lá cây phía trên một khu vực lãnh nguyên ở Siberia vào mùa thu. (Ảnh: Kamil Nureev).


Bức ảnh mô tả bề mặt của Mặt Trăng màu vàng nâu với miệng hố va chạm Ticho. Các vệt màu trắng - xanh dương xung quanh miệng hố kéo dài gần 2.000km. (Ảnh: László Francsics).


Mặt Trăng tròn xuất hiện to lớn phía sau kính thiên văn trên đỉnh núi lửa không hoạt động Mauna Kea ở Hawaii, Mỹ. Độ cao của Mauna Kea là 4.200m nên có tuyết trên đỉnh núi vào mùa đông. (Ảnh: Sean Goebel).


Bức ảnh chụp bề mặt hoạt động của Mặt Trời vào mùa xuân năm 2016 nhờ sử dụng bộ lọc Lunt H-alpha của kính thiên văn. Nhiều ảnh được xếp chồng lên nhau để làm giảm độ mờ do ảnh hưởng của bầu khí quyển Trái Đất. (Ảnh: Eric Toops).


Những đám mây xà cừ nhiều màu sắc đang cuộn tròn trên bầu trời ở Lofoten, Na Uy. Loại mây này thường hình thành phía trên các vùng cực, trong tầng bình lưu của khí quyển. (Ảnh: Bartlomiej Jurecki).


Quỹ đạo chuyển động giật lùi của sao Hỏa và sao Thổ
trên bầu trời đêm vào tháng 11 năm 2016. Năm ngoái là năm đặc biệt để quan sát hai hành tinh này vì chúng ở vị trí khá gần nhau. (Ảnh: Tunç Tezel).


Sao chổi C/2013 X1 PanSTARRS
màu xanh lá cây rực rỡ đang bay lướt qua tinh vân Helix màu hồng và xanh dương vào ngày 5/6/2016. (Ảnh: Gerald Rhemann).

Cập nhật: 27/09/2017 Theo VnExpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video