Những cách sử dụng gừng sai gây nguy hiểm cho sức khỏe

Công dụng của gừng

70% đơn thuốc đông y có vị gừng. Do khả năng kỳ diệu của nó, người xưa có câu: "Mỗi ngày một lát gừng già, lương y bất đáo gia". Tuy nhiên, sử dụng không đúng cách rất nguy hiểm.

Gừng là một loài thực vật hay được dùng làm gia vị, thuốc. Trong củ gừng có các hoạt chất: Tinh dầu zingiberen, chất nhựa, chất cay, tinh bột.

Theo Đông y, gừng tươi tác dụng vào các kinh phế, tỳ, vị, thận và đại tràng, có tác dụng làm ấm, chống lạnh, hồi dương, thông lạch. Có thể dùng gừng để chữa thổ tả, đau bụng, sình bụng, chân tay lạnh, mạch yếu, cảm lạnh, ho, thấp khớp do lạnh...

Một số công dụng của gừng

  • Làm ấm tim, mạnh phổi, tráng dương, có thể giúp "hâm nóng" cho các cặp vợ chồng lớn tuổi. Món ốc hương hấp chấm nước mắm gừng là một ví dụ.
  • Người bị say tàu xe trước khi lên tàu, nếu ăn một củ gừng tươi bằng ngón tay cái, sẽ ngăn được nôn mửa. Y học cổ truyền thì cho rằng, chỉ cần dùng vài lát gừng tươi buộc vào cổ tay, chỗ lằn xếp sát gốc phía lòng bàn tay cũng ngăn được chứng bệnh khó chịu này. Đó là do gừng có thể làm êm dịu dạ dày. Đặc tính này của gừng cũng được các nhà khoa học Anh khẳng định qua cuộc thí nghiệm trên 60 phụ nữ. Trước cuộc phẫu thuật, họ được cho uống bột gừng và kết quả là họ đã không bị đau dạ dày trong khi giải phẫu.

  • Chữa viêm nhiễm đường hô hấp trên (kể cả viêm họng): Dùng gừng tươi và củ cải trắng (hai phần bằng nhau), giã nát với ít muối để ngậm hoặc vắt lấy nước nhỏ mũi ngày 3 lần. Có thể cho người bị cảm mạo, ho hen, viêm họng... ăn một bát cháo nóng nấu với gừng hoặc ly trà gừng nóng.
  • Với người bị trúng gió nặng đến mức á khẩu: phương pháp cấp cứu hữu hiệu là cạy miệng nạn nhân, đổ nước gừng tươi vào. Gừng cũng được dùng để đánh gió. Do không làm trầy x­ước da mà lại có tính sát trùng da và làm ấm, kích thích các đầu dây thần kinh giao cảm, việc đánh gió bằng gừng giúp người bệnh gia tăng sức đề kháng, mau hết bệnh.
  • Bong gân, bầm, sưng đau do ngã: Lấy gừng tươi giã nát với ít muối bó vào chỗ đau, để qua đêm sẽ khỏi. Dùng gừng tươi giã nát ngâm với rượu để xoa bóp có thể làm giảm cơn đau nhức các loại.
  • Việc ướp gừng trong 30 phút trước khi kho thịt, cá (nhất là cá biển như các ngừ, cá nục) không chỉ làm tăng mùi thơm mà còn giúp giải độc, triệt tiêu tính gây dị ứng của cá, thịt nữa. Đó là do trong gừng có một enzym phân giải protein.
  • Khả năng miễn dịch: Gừng có thể giúp tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể, giúp bạn chống lại cảm lạnh, cảm cúm cũng như những căn bệnh khác. Chỉ cần một củ gừng mỗi ngày sẽ giúp bạn ngăn ngừa đột quỵ và đau tim vì chúng giúp ức chế chất béo tích tụ thường gây tắc nghẽn động mạch. Bạn có thể uống trà gừng hoặc sử dụng gừng như một loại gia vị trong các món ăn vài lần mỗi tuần. Như vậy là bạn đã có thể giảm thiểu đáng kể nguy cơ mắc các căn bệnh nghiêm trọng.
  • Đau đầu: Gừng có thể giúp giảm đau đầu, thậm chí là cả chứng đau nửa đầu. Với chứng đau đầu, bạn không cần phải ăn hay nhai gừng. Thay vào đó, bạn có thể khuấy bột gừng với nước thành một hỗn hợp sệt và đắp lên trán. Nó sẽ giúp giảm viêm trong mạch máu từ đó làm giảm cơn đau đầu. Nhiều người cảm thấy đau đầu khi trời lạnh, chủ yếu là do viêm xoang, và cách trên sẽ có thể giúp họ tận hưởng mùa đông mà không lo cơn đau đầu ập đến vào mỗi buổi sáng.
  • Đau bụng kinh: Sử dụng gừng để làm trà có thể giúp làm giảm cơn đau bụng kinh. Bạn có thể mua trà gừng hoặc làm từ gừng tươi và ngâm trong 10 phút. Uống vài lần mỗi ngày trong suốt kỳ kinh sẽ khiến những cơn đau biến mất, đối với những trường hợp nghiêm trọng hơn cũng có thể giúp họ cảm thấy đỡ hơn.
  • Vết thương ngoài da: Gừng có tính kháng khuẩn mạnh nhờ đó giúp chữa lành vết cắt hoặc vết thương trên da nhanh hơn nhiều. Bạn không cần phải đắp gừng lên vết thương thì chúng mới có tác dụng. Chỉ cần uống trà gừng, hoặc thêm gừng vào các món ăn hằng ngày là vết thương đã có thể hồi phục nhanh chóng. Cũng nhờ tính kháng khuẩn mà gừng cũng có thể giúp chữa lành những vết thương bị nhiễm trùng.
  • Sốt và ớn lạnh, rét run: Khi bị cảm, các cơn sốt thường kèm hiện tượng ớn lạnh và rét run, nhưng sẽ chẳng lo gì nếu bạn uống một ít trà gừng mỗi ngày. Vì gừng giúp kích thích tiết dịch nhầy nên sẽ giúp bạn giảm nghẹt mũi. Ngoài ra, uống trà dừng trước khi triệu chứng sốt và ớn lạnh xuất hiện sẽ giúp ngăn chặn chúng xảy ra. Bạn hoàn toàn có thể mua trà gừng từ những cửa hàng bán sản phẩm tự nhiên hoặc tự làm, cả hai đều có thể giúp đánh bay những cơn sốt kèm ớn lạnh, rét run.

Những cách sử dụng gừng sai gây nguy hiểm cho sức khỏe

  • Ăn gừng trong thời gian dài: Những người mắc những bệnh dưới đây không nên ăn gừng liên tục: âm hư hỏa vượng, nhiệt trong, mắc các bệnh mụn nhọt, viêm phổi, phù thũng phổi, hạch phổi, viêm dạ dày, viêm gan, viêm thận, bệnh tiểu đường…
  • Dùng gừng cho người say nắng: Khi bị cảm lạnh uống nước gừng sẽ rất hiệu quả. Tuy nhiên, trái lại đối với những trường hợp cảm mạo thử nhiệt, cảm mạo phong nhiệt hoặc bị trúng nắng tuyệt đối không cho dùng gừng.
  • Ăn gừng tươi đã bị dập: Chắc chắn nhiều người không biết rằng củ gừng tươi sau khi bị dập sẽ sinh ra một loại độc tố mạnh có thể gây hoại tử các tế bào gan, lâu đàn sẽ biến thành ung thư gan, ung thư thực quản.

Chú ý: Không nên ăn gừng gọt vỏ. Nhiều người gọt vỏ khi ăn gừng mà không biết rằng vỏ gừng cũng có rất nhiều công dụng chữa bệnh. Vì vậy khi ăn gừng nên rửa sạch sau đó sử dụng theo mục đích.


Những người sử dụng thuốc hạ huyết áp hoặc thuốc chữa bệnh tiểu đường nên tránh sử dụng gừng.

Những người không nên sử dụng gừng

Người bị rối loạn máu

Gừng làm tăng lưu lượng và thúc đẩy lưu thông máu, vì vậy gừng rất tốt cho những người mắc bệnh béo phì, tiểu đường, bệnh động mạch ngoại biên hoặc bệnh Raynaud (một bệnh mạch máu). Tuy nhiên, nhưng người mắc bệnh rối loạn máu đông không nên sử dụng gừng khiến bệnh tình thêm tồi tệ.

Đây là bệnh rối loạn đông máu di truyền do giảm khả năng đông máu, nghĩa là chỉ một vết thương nhỏ cũng có thể dẫn tới tử vong nếu không cầm máu kịp thời.

Do đó, gừng có thể làm mất tác dụng của các loại thuốc điều trị bệnh này và khiến bệnh tình thêm trầm trọng, thậm chí là gây xuất huyết, dẫn đến tử vong.

Khi dùng một số loại thuốc

Những người sử dụng thuốc hạ huyết áp hoặc thuốc chữa bệnh tiểu đường nên tránh xa gừng vì loại củ này có thể làm suy yếu tác dụng của thuốc.

Sự kết hợp giữa gừng với một số loại thuốc như thuốc chống đông máu, thuốc ức chế beta (thường được sử dụng trong các bệnh tim mạch) hoặc thuốc insulin (điều trị bệnh tiểu đường) cũng có thể gây hại cho cơ thể.

Cụ thể, gừng có khả năng gây loãng máu, làm giảm huyết áp và đặc tính của những loại thuốc này.

Người thiếu cân

Gừng là một gia vị tự nhiên tuyệt vời cho những người muốn giảm cân vì nó có khẳ năng làm tăng độ pH trong dạ dày và kích thích các enzym tiêu hóa. Từ đó, gừng có tác dụng giảm cảm giác thèm ăn và kích thích đốt cháy chất béo.

Những người bị thiếu cân nên tránh dùng gừng cũng như những sản phẩm bổ sung có chứa gừng.

Phụ nữ mang thai


Trong ba tháng cuối cùng của thai kỳ nên tuyệt đối tránh dùng gừng.

Gừng có thể gây ra những cơn co thắt tử cung dẫn đến sinh non. Đặc biệt là trong ba tháng cuối cùng của thai kỳ nên tuyệt đối tránh dùng gừng.

Bạn có thể sử dùng gừng để làm giảm tình trạng ốm nghén, nhưng bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng.

Nếu bạn thuộc một trong những nhóm người nêu trên, bạn có thể thay gừng bằng ớt ngọt, bột ớt đỏ.

Bà Milka Raicevic, nhà dinh dưỡng học nổi tiếng trên thế giới nói rằng tác dụng của ớt cũng tương tự như gừng. Bạn có thể sử dụng bột ớt nếu thích ăn cay hoặc dùng ớt ngọt nếu không muốn dùng gừng.

Cập nhật: 15/12/2020 Theo Trí Thức Trẻ/vnreview
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video