Những chi tiết “phản khoa học” thường thấy trên TV có thể khiến bạn gặp nạn!

Ngay cả khi đó là một chương trình truyền hình thực tế về “thử thách sinh tồn”, thì những kỹ năng mà bạn học được cũng có thể lại chính là thứ khiến bạn gặp nạn, nếu rơi vào tình huống tương tự!

Đốt lửa trong hang đá hoàn toàn vô hại

Đốt lửa để sưởi ấm khi trú chân trong các hang, hốc đá nhỏ là chi tiết thường thấy trong phim ảnh về đề tài phiêu lưu, thám hiểm. Tuy nhiên, sẽ là một sai lầm “chết người” nếu bạn tin và bắt chước theo hành động này, khi ở trong tình huống tương tự!

Cụ thể, khi chúng ta đốt lửa, nhiệt lượng tỏa ra sẽ khiến các hòn đá ở nóc hang, vốn đang ẩm lạnh, bị giãn nở đột ngột. Trong trường hợp xấu nhất, viên đá sẽ bị vỡ ra, rơi xuống bên dưới và hoàn toàn có thể gây nguy hiểm cho bạn.

Chúng ta có thể dễ dàng sinh tồn giữa thiên nhiên hoang dã với kiến thức từ các chương trình thực tế

Ngay cả những chương trình truyền hình thực tế theo dạng “thử thách sinh tồn” cũng có không ít những chi tiết dàn dựng. Hơn hết nhân vật chính không hề đi một mình mà còn có cả một ê kíp sẵn sàng hỗ trợ trong các tình huống xấu. Vì vậy, dù nắm vững tất cả mọi kiến thức sinh tồn được dạy từ những chương trình kiểu này, bạn cũng không nên nghĩ rằng, mình có thể sống tốt một thời gian dài giữa thiên nhiên hoang dã!

Mọi nguồn nước đều an toàn khi được nấu sôi

Cũng trong các bộ phim về đề tài phiêu lưu thám hiểm, chúng ta còn có thể nhận thấy rằng, tất cả các thứ nước được tìm thấy sẽ đều an toàn tuyệt đối nếu được đun sôi!

Thực tế, nhiệt độ cao chỉ có thể tiêu diệt các vi sinh vật. Còn đối với nhiều hóa chất hay nguyên tố độc hại (ví dụ: kim loại nặng), việc bạn đun sôi nước trong thời gian bao lâu cũng không ảnh hưởng gì đến độc tính mà chúng gây ra cho cơ thể.

Do đó, nếu ở trong trường hợp nêu trên, tốt nhất bạn cần lọc lượng nước mà mình tìm thấy qua một miếng vải sạch, sau đó đem đun sôi, cuối cùng chờ những chất cặn bẩn lắng xuống đáy rồi mới nên uống.

Khi bị lạc, cứ đi về phía hạ lưu dòng sông thì sớm hay muộn cũng đến được khu dân cư

“Sớm hay muộn” chính là điểm mấu chốt ở tình huống này. Logic của các bộ phim không hề sai, bởi các khu dân cư thường tập trung ở gần sông để thuận tiện trong việc khai thác nước. Vấn đề là ở chỗ bạn cần đi bộ bao lâu để đến được đó, bởi nếu không may mắn thời gian có thể lên đến hàng tuần.

Do đó, quy tắc đầu tiên khi bị lạc là hãy ở yên tại chỗ; cố gắng tìm cách giữa ấm, đảm bảo an toàn cho bản thân và chờ đội cứu hộ đến!

Điều đầu tiên khi bị lạc ở sa mạc là tìm nguồn nước

Không thể phủ nhận được rằng, nước chính là thứ quý giá nhất đối với chúng ta trên sa mạc. Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa đây là thứ mà bạn phải ngay lập tức đi tìm kiếm khi bị lạc giữa sa mạc cát, như điều mà chúng ta thấy trong các bộ phim.

Ở hoàn cảnh này, điều đầu tiên chúng ta cần làm chính là tránh cái nóng thiêu đốt của sa mạc, bằng cách trốn dưới các tảng đá, gốc cây và chỉ đi tìm nguồn nước hay khu dân cư khi màn đêm buông xuống!

Bị thương thì cứ băng thật chặt để cầm máu

Cảnh này quen quá đúng không? Nhân vật chính trúng đạn ở tay, được đồng đội xé vải băng thật chặt, thế là sống.

Nhưng tình huống thực tế thì không được màu hồng như vậy đâu. Nếu băng đủ chặt để máu không chảy đến thì cũng đồng nghĩa với việc bạn đã cắt luôn tuần hoàn máu của bộ phận đó. Điều này khiến cho cả khu vực có nguy cơ bị hoại tử, phải cắt bỏ luôn sau đó. Thậm chí, một số người còn bị truỵ tìm vì áp lực máu dồn quá nhiều lên các vùng khác.

Phương pháp băng chặt chỉ có thể dùng trong trường hợp máu chảy quá nhanh. Ngoài ra, cách một khoảng thời gian cần phải nới lỏng để máu lưu thông, nuôi dưỡng phần bị thương.

Trong sa mạc, cần phải tiết kiệm nước triệt để

Đây cũng là điều đúng, nhưng nếu cảm thấy khát thì bạn cũng nên tìm lấy một bóng râm mà bổ sung nước đi thôi. Nếu cố chấp phơi nắng và đẩy bản thân đến giới hạn chịu khát, bạn có thể bị sốc nhiệt, say nắng và mất ý thức.

Có thể ăn cá sống để tồn tại

Một số bộ phim từng đề cập về việc con người buộc phải ăn cá sống khi lạc trên đảo hoang. Điều này cũng không sai, nhưng đó là trong trường hợp bạn không thể làm khác được, vì rủi ro mang lại là rất lớn.

Đúng là con người vẫn ăn hải sản tươi sống (như sushi của Nhật Bản), nhưng nguồn hải sản bạn vẫn ăn đã được kiểm định kỹ càng. Còn ngoài tự nhiên thì khác hẳn. Bạn sẽ không thể biết bên trong con cá vừa bắt có chứa vi khuẩn hay ký sinh trùng gì, có gây ngộ độc hay không.

Hơn nữa trong các tình huống sinh tồn, cần nhớ rằng bạn không hề có thuốc, cũng không thể đến bệnh viện. Việc để bản thân nhiễm bệnh vì thế sẽ là điều tối kỵ.

Để giảm thiểu rủi ro, mọi thứ cần được làm chín qua lửa, trừ hoa quả.

Cởi quần áo và nằm ôm nhau để ấm hơn

Những bộ phim tiếp tục là nguồn cung cấp kiến thức thiếu thực tế hoặc không đầy đủ cho người xem. Ta thường thấy khi nhân vật nữ chính bị lạnh, nhân vật nam chính sẽ chủ động cởi quần áo của cả hai để truyền hơi ấm cho nhau, sau đêm mặn nồng nữ chính khoẻ trở lại một cách thần kỳ. Dù lý thuyết này về cơ bản là đúng nhưng nó lại thiếu một số yếu tố rất quan trọng đi kèm.

Đầu tiên cả hai phải sử dùng nhiều lớp che phủ xung quanh người, và quan trọng nhất là một trong hai người chưa bị hạ thân nhiệt hoặc tê cóng hoàn toàn. Nếu đã bị hạ thân nhiệt, điều tốt nhất họ cần làm là đến gần lửa và uống chất lỏng ấm, thay vì nằm ôm nhau để cuối cùng cả hai đều bị mất nhiệt.

Lầm tưởng này xảy ra phổ biến đến mức khoa học có một thuật ngữ cho nó "paradoxical undressing" (cởi quần áo ngược đời). Cụm từ nổi tiếng trở lại sau khi các nhà khoa học kiểm tra 33 trường hợp tử vong do hạ thân nhiệt từ tháng 11 đến tháng 1/1979 ở Thụy Điển. Điểm chung là những nạn nhân đều quyết định cởi quần áo vào phút cuối, điều này không giúp ích gì mà chỉ đẩy họ đến cửa tử nhanh hơn.

Uống nước từ cây xương rồng giúp giảm tình trạng mất nước


 Trong một số trường hợp, chất lỏng từ xương rồng thậm chí gây tê liệt tạm thời.

Khi xem các bộ phim sinh tồn trên sa mạc, chúng ta thường bắt gặp cảnh nhân vật chính uống nước từ các loài thực vật xung quanh, chủ yếu là cây xương rồng. Từ đó ta tự nhận định, khi bị mất nước tốt nhất là tìm cây xương rồng. Tuy nhiên, các nhà khoa học cảnh báo, vì chứa nhiều loại axit và alkaloid mà hệ tiêu hóa con người khó xử lý nên chất lỏng từ cây xương rồng có thể gây buồn nôn kèm tiêu chảy ngay lập tức.

Hai tình trạng trên đều khiến cơ thể mất nước nhanh, đe doạ đến tính mạng của bạn. Trong một số trường hợp, chất lỏng từ xương rồng thậm chí gây tê liệt tạm thời. Nếu có bị mắc kẹt ở sa mạc, hãy cẩn thận với tất cả nguồn nước từ thực vật!

Rút vũ khí khỏi chỗ bị đâm

Các đạo diễn Hollywood thường để nhân vật chính rút dao hoặc kiếm ra khỏi cơ thể ngay sau khi bị đâm, mặc dù hành động này đẩy cao trào cho bộ phim nhưng nó khiến khán giả có hình dung sai về những tình huống như vậy.

Chuyên gia y tế khuyên rằng nếu không may bị đâm hãy giữ nguyên vị trí của vật đó và di chuyển đến bệnh viện để bác sĩ kịp thời can thiệp. Trong trường hợp tự ý rút, bạn có thể rơi vào tình trạng mất máu quá nhiều từ vết đâm, vì vật nhọn lúc này đóng vai trò như van khóa ngăn không cho máu chảy ra.

Ống dẫn điều hòa không khí là một trong những con đường dễ dàng để đột nhập vào các tòa nhà

Chắc hẳn trong chúng ta, ai cũng ít nhất một lần xem Paul Blart: Mall Cop, với nhân vật chính của chúng ta là anh hùng Mall Cop do Kevin Jame thủ vai (trong cả hai phần phim năm 2009 và 2015). Tuy nhiên, có những cảnh quay cho thấy anh ta dù sở hữu thân hình có phần thừa cân nhưng vẫn có thể chui qua được đường ống thông hơi, thoáng khí của trung tâm thương mại.

Tuy nhiên các lối thông gió ngoài thực tế lại không hề giống với những gì chúng ta thường thấy trong phim, ở những tòa nhà lớn, hệ thống đường điều hòa và thoáng khí có thể lớn như trong phim, nhưng nó lại có rất nhiều chướng ngại vật như quạt gió. Ngoài ra cấu trúc của nó cũng không đủ mạnh để cho những người đàn ông trưởng thành có thể di chuyển thuận lợi trong đó, bởi vậy nếu di chuyển trong đó, bạn có thể rơi bất cứ lúc nào.

Hơn nữa, có rất nhiều bụi bẩn và mảnh vụn bên trong bộ phận thông hơi, và nó có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ hô hấp của bạn, nên có thể bạn sẽ không có cơ hội đi ra ngoài nếu chẳng may tò mò chui thử vào bên trong xem nó như thế nào.

Bạn có thể chạy nhanh hơn một vụ nổ khổng lồ

Cảnh "chạy trốn khỏi một vụ nổ" luôn là một trong những điểm nhấn ấn tượng của mọi bộ phim hành động. Những anh hùng như James Bond và Jason Bourne thường được xem là có thể vượt qua những vụ nổ chết người một cách dễ dàng.

Trong cuộc sống thực, các vụ nổ thường có những chất nổ như TNT hoặc C-4. Những vật liệu như vậy gây ra vụ nổ khi chúng kết hợp với oxy. Hãy lấy C-4 làm ví dụ. Khi được đánh lửa bằng ngòi nổ, nó sẽ đốt cháy và giải phóng nhiều khí với một lực lớn.

Những luồng khí này nhấn chìm không gian xung quanh trong tích tắc và phát nổ, trong một vụ nổ đủ mạnh, nó có thể thổi bay người, cây cối, ô tô và mọi thứ khác trên đường đi của nó.

Vì vậy, bạn có thể chạy nhanh hơn một vụ nổ trong cuộc sống thực không? Câu trả lời là không! Nhưng nó cũng có thể phụ thuộc vào khoảng cách của bạn với vụ nổ và tốc độ bạn chạy. Trong trường hợp nổ C-4, khí được giải phóng với tốc độ đặc biệt 26.400 feet/ giây (khoảng 8km/s), và nuốt chửng mọi thứ trên đường đi của nó. Do đó, nếu bạn ở khoảng cách với các vụ nổ như những nhân vật chính trong các bộ phim hành động, chắc chắn bạn sẽ không thể chạy thoát được.

Chỉ mất vài giây để hạ gục ai đó bằng một chiếc giẻ tẩm chloroform

Giẻ tẩm chloroform là một vũ khí phổ biến được sử dụng trong các bộ phim Hollywood, và chức năng của nó chính là khiến cho mục tiêu bị bất tỉnh hay đánh gục một người theo cách không gây nguy hiểm đến tính mạng.

Một miếng vải tẩm chloroform được đắp lên miệng ai đó, và người đó bất tỉnh trong vài giây. Trong thực tế, mọi thứ diễn ra theo chiều ngược lại. Các nhà khoa học ước tính rằng gần như không thể làm mất khả năng phản kháng của một người nào đó theo cách này.

Trên thực thế, chloroform có thể được sử dụng để đánh bất tỉnh mọi người, nhưng sẽ phải mất ít nhất năm phút kể từ khi hít chất này trực tiếp từ những tấm vải.

Cập nhật: 19/06/2024 Tổng Hợp
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video