Những đám mây đáng sợ này vừa mới được phân loại vào Bản đồ Mây Quốc tế

Như thể bạn ở dưới nước và nhìn lên bề mặt của một đại dương đang gào thét.

Mùa đông năm 1803, một dược sĩ người Anh tên là Luke Howard đã xuất bản một bài báo có tiêu đề "On the Modification of Clouds", trong đó ông đã thực hiện phân loại 4 loại mây chính bao gồm: mây cao, mây trung bình, mây thấp, và các đám mây thẳng đứng. Trong thế kỷ tiếp theo, những thuật ngữ này được phát triển thêm và trở nên phổ biến vào cuối TK19, nó giống như một công cụ với hy vọng mã hóa được yếu tố bất thường nhất của thiên nhiên.


Phân loại một số đám mây chính.

Nhưng tất cả những điều này đã được thay thế bởi một tấm Bản đồ Mây Quốc tế khổng lồ, được xuất bản năm 1896, nó nhanh chóng trở thành tiêu chuẩn toàn cầu cho việc phân loại các đám mây. Bản đồ Mây được chia thành bốn cấp độ phân loại theo mức độ quan trọng giảm dần là: thể loại, hình thái, sự đa dạng, và cuối cùng là các tính năng bổ sung của đám mây.

Nhưng từ 10 năm trước, Gavin Pretor-Pinney, một nhà thiết kế đồ họa đã quyết định tạo ra thuật ngữ mới cho các đám mây bởi những hình dạng đặc biệt của chúng. Thậm chí, năm 2004, ông còn lập ra một Cộng đồng Phê bình Mây (Cloud Appreciation Society), đây là một tổ chức hoạt động online khá rôm rả với hơn 56.000 người theo dõi qua Facebook và hàng ngàn thành viên ở gần 100 quốc gia trên khắp thế giới.

Những người tham gia có thể tự do đăng tải cũng như thưởng thức các bức ảnh về mây với hình dạng cá ngựa, bóng ma, người đi xe đạp, khủng long ... Nhưng sau khi website hoạt động không lâu, Pretor-Pinney đã nhận được một vài bức ảnh mà nó không hề trùng khơp với bất kỳ phân loại về mây hiện có. Một bức hình được chụp từ tầng 12 tại một tòa nhà ở Cedar Rapids, Iowa, trông nó giống mở đầu của sự khải huyền - một thứ bạo lực chập chờn trên bầu trời của thành phố.

Hình ảnh ngay lập tức gây ra sự bối rối và hỗn loạn đối với những người theo dõi. Pretor-Pinney đã mô tả đám mây giống như hình dạng của con sóng, nó như thể bạn ở dưới nước và nhìn lên bề mặt của một đại dương đang gào thét. Và cứ khoảng 6 tháng một lần, Pretor-Pinney lại nhận được một bức ảnh tương tự như vậy trong hộp thư của mình. Cùng lúc đó, ông bắt đầu tự hỏi liệu đây có phải là một loại mây hoàn toàn mới - một sự bổ sung đầu tiên vào Bản đồ Đám mây Quốc tế trong nửa thế kỷ qua?

May mắn nay, Tổ chức Khí tượng Thế giới hiện nay đang trong quá trình chuẩn bị một ấn bản mới của Bản đồ Mây Quốc tế. Pretor-Pinney đã đến Hiệp hội Khí tượng Hoàng gia Anh và được đề nghị cần có những luận cứ khoa học cho việc tạo thành một loại mây mới. Vì vậy mà ông đã tới Đại học Reading, nơi một nghiên cứu sinh đã chấp nhận viết về loại mây mới này trong luận án của mình.

Vào ngày khí tượng thế giới năm nay, Tổ chức Khí tượng Thế giới cuối cùng đã công nhận các đám mây của Pretor-Pinney trong phiên bản mới cập nhật của Bản đồ Mây Quốc tế, mặc dù tên của nó đã được tinh chỉnh thành "asperitas" thay vì "undulatus asperatus" như ban đầu. Đây là bổ sung mới đầu tiên cho bản đồ mây trong hơn nửa thế kỷ qua.

Xác định chính xác và quan sát những đám mây có thể giúp các nhà khí tượng học điều chỉnh dự báo thời tiết, hiểu rõ hơn về sinh thái khu vực và thậm chí dự đoán sự thay đổi lớn hơn trong khí hậu toàn cầu. Sự thay đổi trong việc phân loại có thể có tác động đáng kể đến những gì được đo lường và dự báo trong tương lai.

Mặc dù những đám mây này trông rất dữ dằn, nhưng thật tốt khi có một chiến dịch với nguồn lực tham gia đông đảo để chúng được công nhận bởi cộng đồng khoa học.


Chiếm ngưỡng vẻ đẹp của những đám mây mới được phân loại.

Cập nhật: 02/04/2017 Theo genK.vn
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video