Những đảo cướp biển huyền bí trên thế giới

Một trong những hình ảnh quen thuộc trong văn hóa đại chúng ngày nay là cướp biển. Bằng chứng là chúng xuất hiện rất nhiều trong sách vở, phim ảnh. Cướp biển trên phim luôn gắn với các cuộc thám hiểm, những trò chơi nguy hiểm đến tính mạng.

Nhưng trong thực tế, suốt chiều dài lịch sử loài người, chuyện cướp biển lắm khi cũng chẳng khác phim ảnh là bao nhiêu, thậm chí nếu xét về độ hung hãn, sự diễn tả trên phim ảnh còn chạy dài.

Đảo “ba lời nguyền”

Trong bài này, chúng ta sẽ điểm qua một số địa điểm từng gắn với cướp biển trong quá khứ, với những câu chuyện về các cuộc đi mạo hiểm, những âm mưu, lịch sử đen tối và cả những truyền thuyết về ma quỷ, những kho báu bị ám bằng các lời nguyền. Và phải khẳng định ngay đây là các địa danh có thật.


Đảo Charles.

Địa điểm đầu tiên trong dach sách đảo cướp biển là đảo Charles, thuộc bang Connecticut, này là công viên quốc gia Silver Sands. Bình thường thì hòn đảo này chỉ có diện tích khiêm tốn và không có đặc điểm gì đặc biệt, chỉ là một khối đá không người ở kèm theo một số bãi cát, nối với đất liền bằng một cồn cát dài. Cồn cát này lúc chìm lúc nổi tùy theo thủy triều. Diện tích đảo chỉ có 5,6 ha, là nơi chim trời thường ghé tới nghỉ chân và làm tổ bởi hầu như không có bóng người.

Tuy nhiên, hòn đảo này trong lịch sử đã ba lần nổi danh vì gắn với các truyền thuyết và lời nguyền.

Lần thứ nhất bắt đầu với vị tộc trưởng bộ lạc Paugusset thuộc tộc thổ dân Indian châu Mỹ. Theo truyền thuyết kể lại, vị tộc trưởng này rất buồn trước sự xâm lăng của người da trắng đến từ châu Âu sau khi nhà thám hiểm Colombo tìm ra châu Mỹ (dù tưởng là Ấn Độ) năm 1492. Người ta nói rằng, vì căm thù người da trắng, vị tộc trưởng Paugusset vào năm 1639 đã thề độc rằng hòn đảo Charles (tên chắc do người da trắng đặt sau này) sẽ không bao giờ chấp nhận để họ đặt chân lên. Nếu làm điều này, họ sẽ bị tan rã và bị thổi bay. Tuy nhiên, trong thực tế, đảo rất không phù hợp để xây dựng các công trình kiên cố và chưa bao giờ có người ở trong một thời gian dài mặc dù đã có những nỗ lực thực hiện điều đó.

Không biết lời nguyền của vị tộc trưởng nọ linh ứng đến đâu, nhưng trong nhiều thời điểm, rất nhiều người dám đến gần hòn đảo. Rất nhiều nhưng không phải là tất cả. Vào năm 1699, tên cướp biển huyền thoại người Scotland, thuyền trưởng William Kidd đã dừng tàu ngay cạnh đảo Charles. Người ta kể lại rằng thuyền trưởng Kidd đã chuyển lên đảo rất nhiều của cải mà trước đó băng đảng của ông ta đã cướp được. Ông ta cũng để lại lời nguyền rằng ai cố tìm cách đào các kho báu lên sẽ gặp điều không may và thậm chí là cái chết. Sau đó thuyền trưởng William Kidd cho tàu khởi hành về hướng Boston, nơi ông ta bị bắt và cuối cùng bị xử tử vì một loạt tội ác.

Lời nguyền thứ ba xuất hiện và gắn với hòn đảo năm 1721. Một nhóm thủy thủ đã tìm đến đây giấu một kho báu từng thuộc về hoàng đế Mexico Guatmozin sống ở thế kỷ 16. Vua Guatmozin, đã thề độc với kho báu này ngay trước khi bị bắt và bị người Tây Ban Nha giết năm 1525. Nhóm thủy thủ này vô tình tìm thấy kho báu giấu trong một cái hang ở Mexico và đã đánh cắp chúng. Nhưng sau đó, nhóm thủy thủ này ngay lập tức gặp nhiều xui xẻo và bất hạnh. Bốn trong năm người chết vì nhiều nguyên nhân. Người còn lại, sợ cũng đến lượt mình, mới mang chôn kho báu tại đảo Charles trong tâm trạng vô cùng sợ hãi.

Chưa ai biết có bao nhiêu phần sự thật trong số những câu chuyện kể trên và cũng chưa có kho báu nào được tìm thấy trên đảo Charles, cho dù đã có nhiều người, bằng nhiều nỗ lực, đến tìm kiếm chúng. Nhưng kể từ khi có tin về việc đảo là nơi giấu nhiều kho báu, đã phát sinh rất nhiều câu chuyện khác liên quan đến chúng và các lời nguyền.

Đảo Folly


Những câu chuyện đầy huyền bí về hòn đảo này bắt đầu lan truyền từ thời nội chiến nước Mỹ ở thế kỷ 18.

Đảo này thuộc bang Nam Carolina (Mỹ) gần cảng của thành phố Charleston. Các câu chuyện u tối với lịch sử đầy bạo lực của hòn đảo bắt nguồn cũng từ thời xa xưa, với bộ lạc thổ dân Bohickets, những người được nói là đã tuyệt diệt trong thế kỷ 17 vì bệnh tật và đụng độ với những người da trắng từ châu Âu tràn qua. Vào đầu thế kỷ 18, vùng đất này đầy rẫy cướp biển. Bọn chúng lấy đảo Folly làm căn cứ, từ đây mở các cuộc tấn công cướp bóc nhằm vào các thuyền buôn đi ngang qua, giết chết nhiều thủy thủ, cướp đi vô số hàng hóa, của cải.

Có một tên cướp rất nổi tiếng, hoặc tai tiếng, là Edward Teach, thường được biết đến với biệt danh Rậm Râu, thường xuyên ghé lên đảo và coi đây là một trong những nơi trú ẩn của hắn trong một thời gian dài.

Và cũng như đảo Charles, những lời nguyền bí ẩn cũng trở thành nỗi ám ảnh đối với những ai sau này đặt chân lên đảo Folly. Những câu chuyện đầy huyền bí về hòn đảo này bắt đầu lan truyền từ thời nội chiến nước Mỹ ở thế kỷ 18.

Lần đó một đội lính thuộc phe Miền Bắc (Union) đã cập tàu vào đảo Folly với mục tiêu lấy đây làm bàn đạp tấn công vào thành phố Charleston.Vào một số thời điểm, đội quân này bắt gặp một phụ nữ lớn tuổi và một đứa trẻ, không chịu đi di tản dù cuộc nội chiến đã lan đến, dù cả vùng đã tản cư hết. Người đàn bà nói với sỹ quan Yokum rằng đã nhìn thấy cướp biển chôn 6 thùng vàng bạc ở giữa hai cây sồi ngay phía sau lán của bà. Bà cũng nhìn thấy bọn chúng giết một đồng bọn và vứt xác luôn xuống hố chôn của. Nhưng người đàn bà cũng cảnh báo rằng kho báu được hồn ma của tên cướp bị giết canh giữ và không để ai tới gần.

Người ta kể rằng đêm đó Yokum và một số binh lính của ông ta đã phải bỏ dở cuộc đào bới bởi những hiện tượng bất thường, cho dù không có tài liệu nào ghi chép cụ thể.

Cập nhật: 17/12/2018 Theo nongnghiep
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video