So với cua, tôm thì loài sam biển là loài hải sản không đắt đỏ bằng, tuy nhiên, giá trị mà nó mang lại đối với y học thì ít có loài nào sánh bằng.
Ở nước ta, con sam biển có nhiều ở Quảng Ninh, Hải Phòng, Khánh Hóa, Bình Thuận,... Hai loài sam phổ biến nhất ở bờ biển Việt Nam là Tachypleus tridentatus và Carcinos corpius rotundicauda.
Sam biển sống thành từng cặp cho đến hết đời.
Sam biển là loài vật có có 6 đôi chân và 4 mắt, trong đó có hai mắt lồi ra ở bên thân thể và hai mắt còn lại ở trên đầu nằm sát vào nhau. Con sam phân bố ở các vùng ven biển, chủ yếu là các dải cát tại khu vực có thủy triều cao. Sam biển sống thành từng cặp cho đến hết đời.
Mỗi cặp sam đẻ nhiều trứng từ tháng 4 đến tháng 7, tháng 8 và sau khi đẻ trứng, con sam cái sẽ bò đi nơi khác.
Sam biển không gây ngộ độc nhưng nhiều người thường bị nhầm lẫn con sam biển với con so biển - một trong những loài có độc tố tự nhiên có thể gây ngộ độc cho con người.
Con sam có rất nhiều công dụng trong y học, nó được dùng trong một số bài thuốc chữa bệnh suyễn, mụn nhọt, chữa bỏng, chữa ho, chữa rong huyết khi có thai. Đặc biệt, máu sam còn có tác dụng vô hiệu hóa vi khuẩn độc hại. Ngành y tế đã sử dụng máu sam để kiểm tra các loại thuốc chích, vaccine hay dụng cụ y tế xem chúng có bị nhiễm vi khuẩn gram âm nguy hiểm hay không.
Máu sam biển có rất nhiều công dụng trong y học.
Từ thịt sam biển, người ta có thể chế biến ra được rất nhiều món ăn khác nhau như gỏi sam, chân sam xào chua ngọt, sam xào xả ớt, trứng sam chiên giòn, sam hấp, sụn sam nướng,.. Hiện nay sam biển vẫn chưa nuôi trồng được mà chỉ sống trong tự nhiên. Khi đánh bắt lên bờ, sam biển cũng chỉ sống được không quá ba ngày.