Những điều thú vị về ngày Quốc tế số Pi

Ngày số Pi 14/3 là gì?

Ngày 14/3 không chỉ là ngày Valentine trắng mà còn là ngày Quốc tế số Pi – hằng số quan trọng nhất trong toán học. Ngày này được chọn do 3 chữ số 3, 1 và 4 trùng với các chữ số đầu tiên của số Pi.


14/3 là ngày kỉ niệm số Pi.

Số Pi là gì?

“Pi” là tên của kí tự thứ 16 trong bảng mẫu tự Hy Lạp. Nó được định nghĩa như một hằng số, là tỷ lệ giữa chu vi và đường kính của một đường tròn.

Tên Pi do chữ peripheria (perijeria) có nghĩa là chu vi của vòng tròn.

Ký hiệu của Pi là π. Ký hiệu này bắt nguồn từ chữ cái đầu tiên của từ “περίμετρος” (nghĩa là chu vi trong tiếng Hy Lạp).


Giá trị của số Pi có vai trò đặc biệt quan trọng.

Kí hiệu π được William Jones sử dụng lần đầu vào năm 1706 để tưởng nhớ đến nhà toán học Hy Lạp Ac-si-met là người đầu tiên tìm ra giá trị gần đúng của π. Ông sử dụng đa giác 96 cạnh và chứng minh được rằng giá trị của π là 3,1419.

Giá trị của số Pi có vai trò đặc biệt quan trọng trong lĩnh vực kiến trúc, xây dựng và được các nhà thiên văn sử dụng thường xuyên.

Lịch sử của Ngày số Pi

Ngày số Pi lần đầu tiên được kỉ niệm vào năm 1988 ở Francisco bởi nhà vật lý Larry Shaw. Vào ngày 14/3/1988, ông và các nhân viên của bảo tàng Exploratorium đã cùng nhau vinh danh hằng số Pi.

Kể từ đó, nhiều người bắt đầu coi ngày số Pi như một ngày lễ kỉ niệm đáng nhớ thường niên để khuyến khích những người đam mê toán học thuộc các tầng lớp khác nhau của xã hội.

Năm 2009, chính phủ Mỹ đã lấy ngày 14/3 là ngày Quốc tế số Pi.


Kể từ năm 2009, ngày 14/3 được chọn là ngày Quốc tế số Pi.

Trong ngày này hoạt động kỉ niệm thường sẽ bắt đầu vào lúc 1 giờ 59 phút. Bởi nếu đặt cạnh nhau các chữ số của ngày (314) và giờ (159), thì con số mà chúng ta nhận được 3,14159 sẽ cho giá trị gần đúng của số Pi.

“Ngày chung đôi” của toán học và ẩm thực

Ngày số Pi là một dịp đặc biệt để dân mê toán và dân nghiền bánh nướng cùng tụ họp.

Vào dịp kỉ niệm ngày số Pi đầu tiên năm 1988, tại Bảo tàng khoa học San Francisco Explotarium, nhà vật lý học Larry Shaw đã cùng với các nhân viên của mình tổ chức ăn bánh pie.

Do “Pi” và “Pie” (bánh nướng) có phát âm giống nhau, trong ngày này, Shaw cùng các cộng sự của mình đã thưởng thức những chiếc bánh pie trái cây thơm ngon.


Vào ngày kỉ niệm số Pi, nhiều người thường chúc mừng bằng cách cùng nhau nướng và ăn bánh.


Bên cạnh đó còn có một lí giải thú vị không kém về mối liên hệ giữa số Pi với bánh pie: Nếu bạn viết 314 và soi qua gương, hình ảnh phản chiếu của nó sẽ gần giống với từ “Pie”!

Dù mang ý nghĩa chính là tôn vinh số Pi, nhưng mục đích này chỉ phổ biến trong giới Toán học. Với đa số dân Mỹ nói chung, 14/3 hàng năm được biết đến như một ngày bánh Pie toàn quốc thứ hai bên cạnh ngày chính thức là 23/1. Thậm chí Hội đồng Bánh nướng uy tín nhất của nước Mỹ - American Pie Council – cũng nhiệt tình tham gia vào công cuộc kỉ niệm Pi day.

Hàng năm, cứ tới 14/3, người Mỹ đều rộn ràng chuẩn bị những chiếc bánh pie thơm ngon và xinh đẹp, theo sau là hàng loạt các hoạt động thú vị khác xoay quanh số Pi và bánh pie: Lễ hội ném bánh pie, cuộc thi bánh nướng cấp khu vực và toàn quốc, những cuộc họp mặt của câu lạc bộ Toán ở trường trung học và đại học – khi các thành viên cùng quây quần bên một đĩa bánh nướng thơm lừng. Dù ra đời chưa lâu nhưng ngày số Pi đã tổ chức thành công suốt chục năm ở Mỹ và trở thành một trong những dịp lễ lạc được người dân cực kì mong đợi.

Sự thật ít ai biết về ngày số Pi


Ngày của số Pi: Ngày sinh của Albert Einstein và ngày mất của Stephen Hawking.

Stephen Hawking, nhà vật lý lý thuyết tiên phong, tác giả của cuốn sách “Lược sử thời gian” và là một trong những nhà tư tưởng vĩ đại nhất từng sống đã ra đi vào sáng thứ Tư, ngày 14/03/2018 tại nhà riêng ở Cambridge, Anh. Ông đã trở thành một biểu tượng về trí tuệ trên khắp thế giới, bất chấp việc phải vật lộn với căn bệnh suy nhược cơ bắp, khiến ông phải dành phần lớn thời gian của cuộc đời trên xe lăn.

Hawking đã qua đời vào ngày số Pi (14/03), cũng là ngày sinh của một thiên tài vật lý khác - Albert Einstein. Einstein nổi tiếng với thuyết tương đối tổng quát năm 1905, E = mc 2 , cho rằng năng lượng (E) bằng khối lượng (m) nhân với tốc độ ánh sáng (c) bình phương. Công thức này tiết lộ rằng một lượng rất nhỏ khối lượng có thể được chuyển đổi thành một năng lượng khổng lồ, dẫn đến việc phát minh ra bom nguyên tử sau này. Lý thuyết của Einstein cũng thay đổi suy nghĩ về cách các hành tinh quay quanh mặt trời. Vì những đóng góp khoa học của mình, Einstein cũng đã giành được giải Nobel vật lý năm 1921. Albert Einstein mất ngày 18 tháng 4 năm 1955, thọ 76 tuổi. Trùng hợp là Stephen Hawking mất ngày 14 tháng 3 năm 2018 cũng thọ 76 tuổi.

Ngoài ra ngày sinh của Hawking - 08/01/1942 - cũng đúng vào ngày kỷ niệm 300 năm ngày mất của Galileo Galilei, nhà thiên văn học người Ý, người đã đóng một vai trò quan trọng trong việc định hình nên cuộc cách mạng khoa học.

Cập nhật: 15/03/2023 HNM/Hội Thiên Văn Hà Nội (HAS)
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video