Những hiện tượng thiên văn trong tháng Tư

Tháng Tư là cơ hội cho người yêu thiên văn quan sát sao Thủy đạt cực đại và mưa sao băng Thiên Cầm với những vệt đuôi dài.


Các hành tinh trong Hệ Mặt trời.

Sao Thủy thường rất khó quan sát bởi nó luôn gần và thường bị lu mờ bởi ánh sáng của Mặt Trời. Tuy nhiên vào ngày 11/4 tới, hành tinh này sẽ đạt ly giác phía tây lớn nhất (lên đến 27,7 độ tính từ Mặt Trời). Ở vị trí này thuận lợi cho người quan sát khi hành tinh ở thấp trên đường chân trời phía đông ngay trước khi Mặt Trời mọc.

Sao Thủy thường có thể quan sát bằng ống nhòm hoặc mắt thường và chỉ xuất hiện trong thời điểm ngắn trong lúc chạng vạng. Sao Thủy, giống như một vài hành tinh và những ngôi sao sáng nhất, thường nhìn thấy trong những lần nhật thực toàn phần.

Cũng trong tháng Tư (vào đêm 22 rạng sáng 23) mưa sao băng Thiên Cầm (Lyrid) xuất hiện với tần suất khoảng 20 sao băng một giờ tại cực đỉnh. Các sao băng Thiên Cầm đôi khi có những ngôi rất sáng với vệt đuôi dài xuất hiện trong vài giây. Thời gian quan sát tốt nhất là sau nửa đêm tại khu vực tối, thoáng đãng. Các sao băng hình thành từ các hạt bụi để lại bởi sao chổi C/1861 G1 Thatcher, được phát hiện năm 1861.

Cập nhật: 01/04/2019 Theo VnExpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video