Những hiểu biết sai lệch về nước

Bạn nghĩ nước càng tinh khiết càng tốt cho sức khỏe, và nước trong vắt là sạch, hay nước đun sôi sẽ tuyệt đối an toàn? Không đúng đâu.

Các quan niệm sai:

Nước đun sôi là sạch: Việ

(Ảnh: yenra)

c đun sôi chỉ giúp diệt vi khuẩn có trong nước chứ không có tác dụng tiêu hủy một số hợp chất của các kim loại nặng như chì, thủy ngân hay các gốc acid như nitrit (NO2). Ngược lại, nếu trong nước có các chất này, việc đun sôi nước gây bay hơi sẽ khiến nồng độ chất độc trong nước càng cao, nguy cơ gây độc càng lớn.

Nước trong là nước sạch: Quan niệm này lại càng tệ hại. Trong hay đục chỉ là cảm quan. Nước tuy trong nhưng có thể còn rất nhiều tạp chất như vi khuẩn, các hợp chất của kim loại nặng hay các hợp chất hữu cơ hòa tan mà ta không nhìn thấy được, và chúng vẫn gây hại cho sức khỏe.

Nước máy là nước sạch: Điều này chỉ có giá trị tương đối so với nước ao, hồ, sông, suối. Để khử trùng nước máy, người ta phải dùng đến các hóa chất và chúng có thể tác dụng với một số chất hữu cơ để trở nên có hại cho cơ thể. Quá trình vận chuyển nước từ nhà máy đến các hộ gia đình có thể gặp rò rỉ, gây nhiễm bẩn.

Nước càng tinh khiết càng tốt: Nước tinh khiết theo định nghĩa là không mang các chất ô nhiễm gây bệnh nhưng cũng không mang các chất khoáng vi lượng cần thiết cho con người. Vì thế, chưa thể gọi nó là nguồn nước tốt vì thiếu các yếu tố khoáng vi lượng.

Nguồn nước không vô tận

Nước chiếm 3/4 bề mặt trái đất nên ta thường nói “nhiều như nước”. Nhưng để phục vụ cho sinh hoạt thì chỉ có khoảng 1% là nước sạch, còn 27% là nước nhiễm mặn và khoảng 2% là nước đóng băng.

Tất cả nước trên trái đất đều “quanh quẩn” trong một vòng tuần hoàn, chẳng hề có thêm nguồn nước “mới” nào cả. Chúng ta vẫn đang sử dụng đi sử dụng lại cùng một nguồn nước đã dùng từ hàng triệu năm trước đây.

Nước có thể ô nhiễm vi khuẩn gây bệnh, tảo, nấm mốc, các hạt lơ lửng, huyền phù. Nó cũng có thể chứa các kim loại nặng, nguyên tố độc hại tồn tại dưới dạng ion hòa tan như chì, sắt, asenic, thủy ngân và các hóa chất có trong thuốc bảo vệ thực vật.

Nước nhiễm Clo có mùi đặc trưng của thuốc sát trùng trong bể bơi.

Nước nhiễm sắt có mùi tanh khó chịu, để lâu trong không khí sẽ chuyển màu vàng do sự kết tủa của Fe3O4. Nhưng cũng có một số nguồn nước bị nhiễm sắt không chuyển vàng do sắt kết hợp với các hợp chất hữu cơ, tạo ra các phức hợp bền không tủa.

Nếu nhiễm mangan, mặt nước có váng đen, bám chặt vào các dụng cụ đựng nước. Váng đen này là ion Mn2+ bị oxy hóa tạo thành Mn2O3.

Nước nhiễm canxi và magiê sẽ làm đóng cặn ở đáy ấm nước và bình đựng.

Theo Sức Khỏe & Đời Sống
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video