Kính viễn vọng không gian khổng lồ, thiên thạch có đuôi, nhật thực hiếm quét qua ba châu lục là những hình ảnh thiên văn học ấn tượng được ghi nhận trong năm 2013.
Kính viễn vọng không gian khổng lồ Magellan đang được xây dựng tại sa mạc Atacama của Chile. Dự kiến khi hoàn thiện vào năm 2020, loại kính này sẽ hiển thị độ phân giải gấp 10 lần so với kính viễn vọng không gian Hubble của NASA.
Hiện tượng thiên văn hiếm hôm 3/11 xuất hiện ở Bắc Mỹ, Châu Phi và Châu Âu, cho phép người dân quan sát được nhật thực một phần và toàn phần.
Các nhà khoa học Mỹ lần đầu tiên phát hiện một thiên thạch có đuôi, được hình thành thành các vật chất và bụi, nằm trong vành đai tiểu hành tinh giữa sao Hỏa và sao Mộc.
Sử dụng hai bộ dữ liệu từ kính thiên văn VISTA của Cơ quan Quan sát Vũ trụ châu Âu, các nhà khoa học có thể dựng bản đồ 3D chính xác về điểm phình của Ngân Hà.
Lần đầu tiên các nhà thiên văn học phát hiện một hành tinh có màu hồng. Hành tinh GJ 504 b là hành tinh mới được phát hiện, nằm cách Trái Đất khoảng 57 năm ánh sáng.
Bức ảnh chụp tàu vũ trụ Soyuz mang theo ngọn đuốc Olympic của Nga khi quay trở về Trái Đất. Trước đó, hai phi hành gia người Nga đã diễu hành rước ngọn đuốc Olympic trong vũ trụ, mở màn cho nhiều sự kiện chào mừng Thế vận hội mùa đông 2014 tại Sochi, Nga.
Tấm bản đồ hoàn thiện đầu tiên của sao Thủy, hành tinh gần nhất với Mặt Trời, được NASA công bố hồi tháng 3.
Hình ảnh Trái Đất và Mặt Trăng được tàu vũ trụ Cassini của NASA chụp từ sao Thổ.
Tấm bản đồ thể hiện ánh sáng cổ nhất trong vũ trụ với độ chính xác cao được ghi lại nhờ kính thiên văn Planck.
Hiện tượng cực quang ở Thụy Điển hồi tháng 4.