Những hố tử thần khổng lồ trên khắp thế giới

Dù sinh ra dưới tác động của tự nhiên hay nhân tạo, những hố tử thần bao phủ diện tích lớn ở khắp nơi trên thế giới vẫn là mối nguy hiểm tiềm ẩn đối với con người.

Các hố tử thần khắp nơi trên thế giới


Hố tử thần ở Perm, Nga, đang trở nên ngày càng lớn hơn. Nó xuất hiện khi một quặng kali cacbonat sụp đổ vào cuối năm 2014. Hiện nay, hố tử thần này dài 125m, rộng 122m và sâu hơn 75m. (Ảnh: Uralkali Press ervice/Odnoklassniki).


Tháng 5/2010, một hố tròn lớn rộng 66m, sâu 30m đột ngột xuất hiện, "nuốt chửng" tòa nhà ba tầng cùng một ngôi nhà khác ở Guatemala. Các nhà chức trách cho biết, nguyên nhân khiến chiếc hố xuất hiện là do những cơn mưa nặng hạt dưới ảnh hưởng của bão nhiệt đới Agatha. (Ảnh: Luis Echeverria/AP).


Tháng 12/2014, một hố tử thần rộng hơn 12m bất ngờ xuất hiện dưới nền Bảo tàng xe Corvette ở Kentucky, Mỹ, kéo theo 8 chiếc xe Corvette, bao gồm phiên bản sản xuất đặc biệt 1992 White 1 Millionth Corvette. (Ảnh: REUTERS).


Tháng 12/2001, một ngôi nhà Waihi, New Zealand, bị kéo xuống chiếc hố rộng 50m, sâu 15m, hình thành do hầm mỏ cũ đổ sụp lúc nửa đêm. (Ảnh: Dean Purcell/AP).


Hố tử thần rộng 20m này hình thành sau một đêm trong sân nhà của một gia đình ở huyện Lạc Sơn phía tây nam tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc, vào tháng 1/2011. Zhang Fengrong, chủ nhà, cùng vài người thân, đã thử đo độ sâu của hố bằng một sợi dây thừng buộc đồ kim loại nặng, nhưng sau khi họ dùng hết 40m dây thừng, món đồ vẫn chưa chạm đất. (Ảnh: Quirky China News/Rex Features).


Hố tử thần hình thành trên nền đất làng Quảng Nguyên ở tây nam tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc. Chiếc hố hiện có đường đường kính 24,9m. Các cư dân đang lo ngại nó sẽ tiếp tục mở rộng và nuốt chửng những ngôi nhà ở gần đó. (Ảnh: AFP).


Cổng địa ngục Darvaza nằm trên sa mạc Karakum, Turkmenistan, là một hố gas khổng lồ. Chiếc hố kỳ lạ này đã cháy trong hơn 40 năm. Nó được các nhà địa chất học Liên Xô phát hiện vào năm 1971 khi nền đất bên dưới thiết bị khoan của họ đột nhiên đổ sụp, tạo ra chiếc hố có đường kính 70m. Do trong hố chứa đầy khí gas tự nhiên độc hại, các nhà khoa học quyết định để hố bốc cháy và hy vọng ngọn lửa sẽ tắt sau vài ngày, nhưng nó vẫn tồn tại đến ngày nay. (Ảnh: Amos Chapple/Rex Features).

Theo VnExpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video