Hố khổng lồ, hay còn được gọi là những miệng hố "tử thần", có đường kính gần 31m xuất hiện trên bán đảo Yamal một cách đầy bất ngờ, trong giai đoạn căng thẳng leo thang giữa quân đội Nga tại Ukraina.
Tiếp theo đó là sự xuất hiện của các hố khổng lồ khác tại nhiều vùng phương Bắc. Do thiếu những bằng chứng xác thực, nhiều người cho rằng đây là kết quả của những vụ thử tên lửa ngầm hoặc do người ngoài hành tinh, theo tờ Washington Post.
Các nhà khoa học đang khảo sát miệng hố khổng lồ tại vùng cực Bắc.
Thực tế, đằng sau những giả định đó là mối nguy lớn hơn cho toàn bộ trái đất: biến đổi khí hậu.
Giới khoa học Mỹ đã nêu ra trong báo cáo về việc băng tan ở vùng cực bắc đang diễn ra ở mức báo động. Mùa hè năm 2014 đã chứng kiến nền nhiệt cao hơn mức nhiệt trung bình 9 độ F, thông tin trong một bài viết trên tờ Nature. Theo các nhà khoa học tại trung tâm khí quyển và đại dương quốc gia Hoa Kỳ, hậu quả của việc ấm lên toàn cầu là hiện tượng các khối băng vĩnh cửu trên các lãnh nguyên phương Bắc đang có dấu hiệu tan chảy.
Vậy làm thế nào để khí methane hóa đông có thể tạo nên hố khổng lồ với đường kính 31m trên mặt đất?
Dưới tác dụng của nhiệt độ thấp và áp suất cao, khí methane và nước có thể hóa đông cùng lúc và tạo thành hỗn hợp "băng cháy" (Methane Hydrate). Các khối băng vĩnh cửu nhấn chìm mọi thứ xuống đáy. Tuy nhiên, khi các khối băng tan chảy, các khối băng cháy cũng tan chảy theo. Khí methane thoát ra như những luồng ga gây áp lực lên mặt đất cho tới khi bề mặt phát nổ.
Các nhà khoa học đã thu được nhiều bằng chứng mới cho giả thuyết trên sau khi tiến hành khảo sát đáy của hố khổng lồ. Kết quả cho thấy rằng không khí ở khu vực đáy hố có nồng độ khí methane cao.
Tuy nhiên, vấn đề đáng quan tâm không chỉ về những vụ nổ hay hiện tượng tan chảy các khối băng vĩnh cữu. Cục bảo vệ môi trường Hoa Kỳ đã nhấn mạnh việc khí methane là loại khí gây hiệu ứng nhà kính mà có thể gây ảnh hưởng gấp 25 lần CO2 trong vòng một thế kỷ tới.
Thêm vào đó, khí ga methane được cho rằng có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng lên bầu khí quyển của trái đất khi mà chúng có khả năng giữ nhiệt cao gấp 21 lần, theo tờ Live Science.
Nhiều vụ rò rỉ đã đẩy xa hơn mức chúng ta có thể tưởng tượng và vấn đề đáng báo động này có thể coi như một quả bom hẹn giờ cho trái đất.
Chưa dừng lại ở đó, sự việc trở nên nghiêm trọng khi một trong 6 miệng hố cách một bãi ga tự nhiên chỉ 10km. Tờ Siberian Times cảnh báo về việc khi hai luồng vật chất bắt lửa giao nhau, đây sẽ là mối lo lớn về an toàn cho khu vực. Ít nhất 2 trong số các miệng hố đã trở thành hồ nước.
Dù vậy, có một cách giải thích khác cho vấn đề này. Mặt đất có thể bị sụt lún mà không chỉ do tác động của việc đốt khi menthane. Khi băng bị giữ giữa các tầng đất và làm biến dạng tầng mặt, việc băng ở tầng giữa tan chảy cũng khiến mặt đất bị sạt lở tạo thành các hố sâu trên mặt đất. Hiện tượng này được gọi là "pingo".
Dù việc các hố sâu này là kết quả của hiện tượng pingo, biến đổi khí hậu vẫn là vấn đề đáng quan ngại và gây ảnh hưởng lớn đến trái đất.
Slate đã chỉ ra rằng những sự việc tương tự có thể xảy ra tại Alakas.
Rõ ràng, biến đổi khí hậu đang làm thay đổi địa trạng của khu vực cực bắc với tốc độ chóng mặt và nhanh hơn bất cứ nơi nào trên trái đất. Tuy nhiên, các chuyên gia vẫn chưa có những nghiên cứu chính xác về ảnh hưởng của sự ấm lên toàn cầu chưa có tiền lệ này lên tới hệ sinh thái vùng cực nam.
Những hố sâu Siberia đầy bí ẩn có thể coi là tín hiệu cho những hậu quả của biến đổi khí hậu do con người gây ra. Những thay đổi này sẽ còn tiếp tục trong tương lai ở mức độ cao hơn, khó kiểm soát và dự đoán.